Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức từ tổng quan cấu tạo đến quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô.
Như ta đã biết, hệ thống truyền lựccó chức năng truyền năng lượng từ động cơ qua hộp số để biến đổi Moment và truyền qua bộ truyền lực chính đến bán trục để quay bánh xe. Hệ thống phanh giúp ô tô làm chủ tốc độ, hệ thống treo giúp ô tô tránh được các va đập không cần thiết thì hệ thống lái giúp ô tô có thể chuyển hướng theo ý muốn của tài xế.
Chính vì thế, hệ thống lái trên ô tô có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển hướng và ổn định ô tô trong suốt quá trình vận hành của người lái.
Trước tiên tìm hiểu về Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô, các bác có thể cùng Ad tìm hiểu tổng quan về cấu tạo, chức năng của hệ thống lái ô tô trước nhé.
Hệ thống lái trên ô tô sẽ giúp ô tô có thể chuyển hướng theo ý muốn của người lái. Để thực hiện được công việc chuyển hướng đòi hòi phải truyền được chuyển động và thay đổi được góc chuyển hướng của bánh lái.
Để thay đổi được hướng di chuyển của bánh lái. Hệ thống lái sẽ cần có một số cụm chi tiết đặc thù. Thông thường, hệ thống lái sẽ được chia làm 3 phần cơ bản:
Tất cả 3 cụm hệ thống trên hệ thống lái đều cực kỳ quan trọng. Chỉ cần các chi tiết trong cụm hệ thống xảy ra hư hỏng thì khi đó hệ thống lái sẽ không thể hoạt động ổn định được. Chính vì thế, công đoạn Bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng trên hệ thống lái ô tô cực kỳ quan trọng.
Trong phạm vi Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô, Các bác sẽ được tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng các cụm chi tiết hệ thống lái ô tô và dấu hiệu để phát hiện hư hỏng trên hệ thống và quy trình thay thế, sửa chữa nó. Còn về cấu tạo hệ thống lái trên ô tô thì các bác có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan, Ad sẽ để các bài viết liên quan về hệ thống lái trên ô tô dưới đây cho các bác dễ tiếp cận hơn nhé.
Như đã đề cập ở phần trên, Hệ thống lái ô tô được chia làm 3 bộ phận cơ bản: Cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.
Cũng như đã được tìm hiểu ở môn học kết cấu ô tô, Hầu như các ô tô du lịch cá nhân đều trang bị cụm cơ cấu lái loại bánh răng – thanh răng, nguyên nhân trang bị cơ cấu lái dạng này là do hệ thống lái sẽ gọn nhất và đồng thời dễ bảo trì, bảo dưỡng – sửa chữa nhất, tuy nhiên, vẫn có các loại cơ cấu láu khác như Trục vis – con lăn vẫn có trang bị trên ô tô du lịch cỡ nhỏ nhưng tần số thấp hơn rất nhiều.
Ở các hệ thống lái trên ô tô tải lớn hoặc xe đầu kéo, ta sẽ được gặp các loại cơ cấu lái rất khác nhau như là trục vis – cung răng, trục vis – con lăn, trục vis – chốt quay,… Các bác cũng nên tìm hiểu tí để biết. Có thể sau này các bác lại làm việc nhiều với ô tô tải thì sao do mình là kỹ sư ô tô mà.
Tất cả các loại cơ cấu lái khác nhau sẽ có quy trình tháo lắp và thứ tự bảo dưỡng các chi tiết rất khác nhau, Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô sẽ giúp các bác tìm hiểu cụ thể từng bước cũng như quy trình tháo lắp và lưu ý khi tháo lắp các chi tiết trên từng loại cơ cấu lái trên ô tô. Các bác có thể lấy Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô về tham khảo thêm nhé.
Còn nữa, đó chính là Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô có liệt kê các hư hỏng, phương pháp khắc phục và sửa chữa các chi tiết trên các loại cơ cấu lái đó. Các bác lấy Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô về tìm hiểu thêm nhé.
Dẫn động lái gồm 2 phương án chính: Dẫn động lái cho hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập.
Cấu tạo của dẫn động lái là gồm các đòn và thanh để giúp truyền được lực từ cơ cấu lái xuống tới bánh lái giúp chuyển đổi chuyển động quay ở cơ cấu lái thành chuyển động quay ở bánh lái giúp ô tô quay vòng.
Chính vì cậu tạo gồm các thanh hoặc đòn. Nên nhiều khi dẫn động lái cũng sẽ bị công vênh các đòn kéo hoặc thanh lái dẫn đến mất ổn định cân bằng của ô tô và làm lệch đi các góc đặt bánh xe. Chính vì thế, ta cần phải sửa chữa và thay thế chúng.
Tại chương này, giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô liệt kê quy trình chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thường gặp của dẫn động lái.
Trợ lực lái hiện nay là chi tiết bắt buộc trên hệ thống lái hiện nay. Do để phù hợp với lực tối thiểu cần thiết để dẫn động lái để đạt tiêu chuẩn về lực lái tối thiểu cần thiết khi quay vô lăng.
Trợ lực lái hiện nay trên các hệ thống lái hầu hết là trợ lực điện và trợ lực thủy lực.
Hiện nay, hệ thống lái trợ lực điện được sử dụng phổ biến hơn cả do ưu điểm và công bảo dưỡng tương đối đơn giản hơn so với trợ lực thủy lực.
Với một hệ thống lái trợ lực điện thì hầu như cũng khá ít hư hỏng và việc sửa chữa cũng khá đơn giản là thay mới các cụm chi tiết dẫn động bằng điện hoặc cảm biến. Đối với một hệ thống lái trợ lực thủy lực thì có thể sẽ phức tạp hơn trong quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa hệ thống. Các vấn đề thường xuyên xuất hiện ở trợ lực dầu trên ô tô gồm thiếu hụt dầu trợ lực, rò rỉ đường ống dẫn dầu, hư hỏng xảy ra ở van xoay chia dòng thủy lực,…
Các bác có thể tham khảo thêm ở Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô nhé. Tài liệu ghi rất chi tiết về các vấn đề cần bảo dưỡng cũng như các hư hỏng và phương pháp khắc phục các hư hỏng đó trên trợ lực lái ô tô.
Kỹ thuật viên sửa chữa chuẩn đoán động cơ Toyota
Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên chẩn đoán gầm Toyota
Đào tạo kỹ thuật viên chẩn đoán điện thân xe của Toyota
Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM
Tài liệu giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô là tài liệu sưu tầm trên mạng. Nên Tailieuoto.vn sẽ không chịu trách nhiệm về vấn đề bản quyền. Mọi thắc mắc hay liên hệ Ad nhé.
Manh viết
Cho e in thêm file về phần bảo dưỡng hệ thống lái với ạ. Em cảm ơn ạ.
HH15 viết
cho em xin pass giải nén với ạ