Tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz

103 Likes Comment

Giới thiệu về tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz:

Tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz cung cấp cho ta về kết cấu các hệ thống của động cơ mà sử dụng cực kỳ phổ biến của Mercedes – Benz.

Động cơ I4 thường là những động cơ có giá thành tương đối không cao so với các động cơ bố trí kiểu khác được trang bị trên ô tô. Chính vì vậy, động cơ này được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các hãng xe dân dụng trên thế giới.

Các hệ thống được phân tích trong tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz:

Tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz cung cấp cho ta hầu như đầy đủ hết về các hệ thống trên động cơ đốt trong. Cụ thể là:

Hệ thống cố định và phát lực:

Cũng như ta đã được tìm hiểu ở các tài liệu về kết cấu động cơ. Hệ thống cố định có nhiệm vụ làm “bệ đỡ” và là nơi lắp đặt các chi tiết của hệ thống khác như Xupap, vòi phun,… Còn hệ thống phát lực đảm nhận vai trò tạo ra nguồn động lực (hay Moment quay) cho trục đầu vào của hộp số để thực hiện quá trình thay đổi lực kéo phù hợp với điều kiện vận hành của động cơ.

Cấu tạo các chi tiết cơ bản trong hệ thống phát lực
Cấu tạo của nắp máy trong hệ thống cố định

Ở đây, tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz không có đi sâu vào tìm hiểu Nguyên lý hoạt động các hệ thống mà chỉ đưa ra cấu tạo các chi tiết. Từ đó, ta có cái nhìn tổng quan hơn về kết cấu hệ thống thực tế và so sánh các động cơ với nhau.

Các trang bị điện, hệ thống nhiên liệu và hệ thống khí xả:

Các trang bị điện của động cơ hiện đại ngày nay rất phức tạp. Do hiện nay các hệ thống điều khiển điện tử đang ngày càng được trang bị trên xe để tăng tính tiện nghi cũng như an toàn khi vận hành. Các trang bị điện trong động cơ nói sơ lược qua gồm:

  1. Hệ thống đánh lửa.
  2. Hệ thống cung cấp điện (máy phát).
  3. Hệ thống khởi động.
  4. Hệ thống điều khiển động cơ.

Hệ thống nhiên liệu trong tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz giới thiệu là động cơ sử dụng Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI và có thanh tích áp Rail. Việc sử dụng thêm thanh tích áp Rail sẽ giúp áp suất phun tại các vòi rất ổn định và kết hợp với hệ thống phun xăng trực tiếp GDI sẽ làm cải thiện hiệu suất nhiệt của quá trình cháy lên rất nhiều. Từ đó tăng hiệu suất động cơ và tính kinh tế nhiên liệu.

Cấu tạo về các cơ cấu chấp hành trên hệ thống nhiên liệu

Để đáp ứng được các nhu cầu khắt khe về khí phát thải. Nên việc mặc định động cơ phải trang bị hệ thống xử lý khí thải (Catalyts). Trong tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz trang bị bộ xúc tác 3 thành phần. 

Hệ thống làm mát và bôi trơn động cơ:

Hệ thống làm mát và bôi trơn động cơ là 2 hệ thống cực kỳ quan trọng và có thể gọi là 2 hệ thống quan trọng nhất trong động cơ. Nếu 2 hệ thống này hư hỏng, phải đảm bảo không nên vận hành với mọi trường hợp hoặc sẽ gây ra một số tác hại đến động cơ như:

  1. Động cơ bị quá nhiệt.
  2. Hư hỏng các chi tiết cơ khí (Do thiếu hụt dầu bôi trơn).
  3. Bó kẹt Piston do các chi tiết hệ thống phát lực quá nóng.
  4. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể gây ra hiện tượng kích nổ,…
Các vị trí làm mát trên thân máy 
Cấu tạo của bơm dầu bôi trơn trong hệ thống nhiên liệu

Cũng như đã đề cập ở trên, tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz chỉ cung cấp cho ta về kết cấu chứ không đi vào tìm hiểu về nguyên lý hoạt động. Trong hệ thống làm mát và bôi trơn. Tài liệu I4 của Mercedes – Benz có cung cấp thêm cho ta các đường nước và đường dầu đi để từ đó hiểu được kết cấu của hệ thống hơn.

Hệ thống tự chẩn đoán OBD (On Board Diagnosis):

Với điều kiện phát triển của hệ thống điều khiển điện tử ngày nay. Việc tìm pan khi động cơ gặp hư hỏng mà không có hệ thống tự chẩn đoán thì hầu như không khả thi.

Tài liệu động cơ I4 của Mercedes – Benz giới thiệu cho ta cơ bản về chức năng cũng như lợi ích của hệ thống tự chẩn đoán thế hệ 2 (OBD – II). Về việc tìm hiểu về cách sử dụng máy chẩn đoán cũng như chẩn đoán các pan của động cơ. Bài viết chẩn đoán động cơ phân tích khá chi tiết

Link DOWNLOAD:

Google Drive

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu động cơ TFSI EA888 2.0L của Audi

Hộp số tự động 9-TRONIC của Mercedes- Benz

Kỹ thuật viên sửa chữa chuẩn đoán động cơ Toyota

Bài giảng cấu tạo các hệ thống trên ô tô

You might like

About the Author: Trần Tuấn Dũ

Xin chào các bạn, tôi là Trần Tuấn Dũ sinh năm 1997 và hiện đang là sinh viên nghành kỹ thuật ô tô của trường ĐH Bách Khoa TPHCM. Ngoài việc học hành, thì tôi có một sở thích đó là sưu tầm tài liệu chuyên nghành. Nhưng thời gian tôi có hạn và tôi cảm thấy là tôi không thể đọc hết được. Nhưng trong thời gian học tập và làm việc tại trường, tôi thấu hiểu cảm giác la lếch khắp Google để xin tài liệu. Nay tôi tạo Website này để hỗ trợ Anh/em đang học tập cũng như Anh/em đang làm trong nghề ô tô để tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *