Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota

117 Likes Comment

Giới thiệu về góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota:

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota gồm có 5 phần chính liệt kê về các góc đặt bánh xe trên ô tô gồm:

Góc Camber.

Góc Caster.

Góc Kingpin.

Độ chụm (độ choải).

Góc đặt bánh xe trên ô tô ảnh hưởng rất nhiều đến tính năng vận hành và hoạt động của ô tô. Nếu một trong những yếu tố này không thích hợp thì có thể xuất hiện các vấn đề sau:

  1. Khó lái.
  2. Lái xe không ổn định.
  3. Trả lái trên đường vòng kém.
  4. Tuổi thọ của lốp giảm.

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota – Góc Camber:

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota – Góc Camber

Góc Camber được định nghĩa là góc nghiêng so với phương thẳng đứng.

Thông thường ta sẽ có 3 góc Camber: Camber dương, Camber âm và Camber không.

Việc đặt góc Camber dương, âm hay bằng không sẽ có tác động trực tiếp đến tính năng vận hành của ô tô.

Cụ thể, việc đặt góc Camber dương sẽ giúp tăng độ bền của trục trước và để lốp xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nhằm ngăn hiện tượng mòn không đều của bánh xe vì phần tâm bánh thường cao hơn bình thường.

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota – Góc Caster:

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota – Góc Caster

Góc Caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng khi nhìn từ cạnh xe.

Góc Caster là góc ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định của xe khi quay vòng. Do đó góc Caster cực kỳ quan trọng trong việc xác định góc đặt bánh xe. Việc xác dịnh sai góc Caster sẽ gây ra hiện tượng quay vòng khó khăn và vô lăng không tự trả về trạng thái ban đầu,…

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota – Góc Kingpin và độ chụm (độ choải):

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota – Góc Kingpin

Vai trò của góc Kingpin đến tính năng vận hành của tô tô:

  1. Giảm lực đánh lái.
  2. Tăng độ ổn định khi chạy trên đường thẳng,…

Mục đích làm bánh xe có độ chụm là đảm bảo ổn định của xe khi chạy trên đường thẳng.

Độ chụm, độ choải bánh xe

LINK DOWNLOAD:

Google Drive

Tài liệu góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota phân tích  vấn đề này khá chi tiết. Anh/em hãy DOWNLOAD về tìm hiểu nhé.

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu lý thuyết ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM

Kết cấu động cơ đốt trong ĐH Bách Khoa – TP.HCM

Hệ thống điện trên động cơ và ô tô – PGS . TS Đỗ Văn Dũng

Giáo trình điện thân xe PGS TS Đỗ Văn Dũng

Tài liệu mang tính chất chia sẻ, được sưu tầm trên các diễn đàn. Tailieuoto.vn sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung bản quyền.

You might like

About the Author: Trần Tuấn Dũ

Xin chào các bạn, tôi là Trần Tuấn Dũ sinh năm 1997 và hiện đang là sinh viên nghành kỹ thuật ô tô của trường ĐH Bách Khoa TPHCM. Ngoài việc học hành, thì tôi có một sở thích đó là sưu tầm tài liệu chuyên nghành. Nhưng thời gian tôi có hạn và tôi cảm thấy là tôi không thể đọc hết được. Nhưng trong thời gian học tập và làm việc tại trường, tôi thấu hiểu cảm giác la lếch khắp Google để xin tài liệu. Nay tôi tạo Website này để hỗ trợ Anh/em đang học tập cũng như Anh/em đang làm trong nghề ô tô để tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *