Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô rõ về quy trình sửa chữa cũng như bảo dưỡng của tất cả các chi tiết trên hệ thống lái trên ô tô. Phù hợp cho bác nào đang tìm hiểu về hệ thống lái hoặc làm đồ án môn học khai thác hệ thống lái trên ô tô.
Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô chia làm 5 chương cơ bản:
Hệ thống lái trên ô tô có nhiệm vụ giúp ô tô chuyển hướng theo hướng mong muốn của người lái đồng thời đảm bảo động học quay vòng của ô tô (Động học lái Ackerman).
Trên cơ bản, 1 hệ thống lái trên ô tô sẽ gồm có:
Cơ cấu lái: là hộp giảm tốc giúp làm giảm bớt lực mà lái xe cần phải tác động vào vành lái
Dẫn Động lái: bao gồm một đòn bẩy và một thanh kéo dùng để xoay hai bánh xe trước một góc phù hợp với góc quay của vành lái. Thông thường, ta sẽ co dẫn động lái trục Vis – Thanh răng và dẫn động lái loại bi tuần hoàn.
Trợ lực lái: bao gồm các chi tiết giúp giảm thiểu lực quay vô lăng của hệ thống lái đến cơ cấu lái ô tô. Cơ bản trợ lực lái gồm có các hệ thống trợ lực như trợ lực thủy lực, trợ lực thủy lực điều khiển điện tử EHPS và trợ lực lái điện điều khiển điện tử EPS.
và đồng thời, hệ thống lái trên ô tô phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống dẫn hướng trên xe ô tô :
Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô còn đi vào giúp ta tìm hiểu cấu tạo của các cụm chi tiết trong hệ thống lái như cấu tạo và nguyên lý làm việc của trục tay lái. Cơ cấu lái và dẫn động lái để từ đó giúp ta hiểu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết này.
Trục lái hệ thống lái trên ô tô có hai loại: loại cố định không thay đổi được góc nghiêng và loại thay đổi được góc nghiêng.
Đối với loại không thay đổi được góc nghiêng thì trục lái hệ thống lái trên ô tô gồm một thanh thép hình trụ rỗng. Đầu trên của trục lái được lắp bằng then hoa với moayơ của vành lái (vô lăng) còn đầu dưới được lắp cũng bằng then hoa với khớp các đăng. Trục chính được đỡ trong ống trục lái bằng các ổ bi. Ống trục lái được cố định trên vỏ cabin bằng các giá đỡ. Vành lái có dạng một thanh thép hình tròn vớ i một số nan hoa (hai hoặc ba) nố i vành thép với moayơ vành lái cũng bằng kim loại. Moayơ có làm lỗ với các then hoa ñể ăn khớp then với đầu trên của trục lái.
Đối với loại trục lái thay đổi được góc nghiêng thì ngoài những chi tiết kể trên, trục chính không phải là một thanh liên tục mà được chia thành hai phần có thể chuyển động tương đối với nhau trong một góc độ nhất định nhờ kết cấu đặc biệt của khớp nối. Tuỳ thuộc vào tư thế và khuôn khổ của người lái mà vánh lái có thể được điều chỉnh với góc nghiêng phù hợp.
và bên cạnh đó, trục lái còn phải có cơ cấu hấp thụ được dao động để đảm bảo an toàn cho người lái khi có va chạm xảy ra. Các bác lấy tài liệu về tìm hiểu thêm nhén.
Tiếp theo, Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo đặc biệt và nguyên lý làm việc của các hệ thống trợ lực lái trên ô tô.
Mở đầu phần này, Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về hệ thống lái trợ lực thủy lực. Đây là hệ thống thông dụng và phổ biến hiện nay do giá trị trợ lực tương đối và hiệu quả trợ lực đáp ứng được nhu cầu đề ra.
Tiếp theo, Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô giới thiệu với ta một hệ thống trợ lực mới được sử dụng trên các ô tô tải và ô tô thương mại đó là hệ thống trợ lực lái bằng khí nén. Hệ thống trợ lực lái bằng khí nén có ưu điểm đó chính là lực lái trên vô lăng được cải thiện đáng kể. Do lực lái trên vô lăng của người lái cũng chỉ dùng để mở van xoay trong hệ thống lái trợ lực khí nén tương tự như hệ thống phanh khí nén trên ô tô. Nhưng nhược điểm của hệ thống trợ lực lái khí nén đó chính là cần phải có bình khí nén và khá cồng kềnh thường chỉ được sử dụng chung bình khí nén với các hệ thống khác nên hầu hết chỉ sử dụng trên xe ô tô tải hoặc xe thương mại hoặc xe chuyên dùng.
Một hệ thống trợ lực tiếp theo đó là hệ thống lái trợ lực thủy lực kiểu phi tuyến. Nói tên nghe ghê quá, thật ra đây chỉ là hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử. Áp dầu sẽ được ECU điều khiển hệ thống lái tính toán trước khi đưa đến các chi tiết dẫn động lái.
Một hệ thống trợ lực tiếp theo mà Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô nhắc đến nữa đó chính làhệ thống trợ lực điện điều khiển điện tử EPS. Hệ thống trợ lực điện tử EPS có ưu điểm vượt trội hơn các hệ thống khác ở chỗ. Cấu tạo đơn giản, giá trị trợ lực lái được điều khiển độc lập với tốc độ động cơ. Có khả năng chẩn đoán và báo lỗi cho người lái và đồng thời đây là nền tảng cho các công nghệ hiện đại sử dụng trên xe như công nghệ đỗ xe tự động, công nghệ chuyển làn khẩn cấp và giữ làn đường,…
Phần tiếp theo của Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về các quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết trong hệ thống lái trên ô tô.
Cũng tương tự như cách phân loại hệ thống lái trên ô tô như trên, Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô cũng chia mục bảo dưỡng – sửa chữa ra làm 3 cụm chi tiết đó là bảo dưỡng và sửa chữa cụm chi tiết cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái và Tài liệu sửa chữa hệ thống lái trên ô tô liệt kê ra một số hiện tượng hư hỏng và triệu chứng trong các cụm chi tiết của hệ thống lái trên ô tô. Các bác lấy về tìm hiểu thêm nhé.
Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota
Cấu tạo hệ thống lái và treo của ô tô Ford
Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện EMPS ô tô Audi
Cấu tạo hệ thống lái thông minh của BMW
Để lại một bình luận