Cấu tạo hệ thống cố định động cơ đốt trong người ta phân làm 3 phần chính cơ bản. 1 là nắp máy (hay còn gọi là nắp xylanh), 2 là thân máy (còn gọi là Block máy), 3 là Cate dầu để chứa dầu bôi trơn và lưới lọc.
Như ta đã biết, hệ thống cố định động cơ đốt trong có nhiệm vụ làm bệ đỡ cho các chi tiết khác trên động cơ như các chi tiết của cụm hệ thống phát lực (Piston, thanh truyền, trục khuỷu,…), chi tiết cụm hệ thống phối khí (Xupap, Bugi và vòi phun,…). Chính vì vậy, việc Cấu tạo hệ thống cố định động cơ đốt trong không đủ bền hoặc có hư hỏng sẽ làm các chi tiết khác hoạt động không đúng nguyên lý làm việc của nó.
Như đã đề cập ở trên, hệ thống cố định gồm 3 phần cơ bản:
Thân máy động cơ hay còn gọi là Block máy, là một trong các bộ phận quan trọng nhất của Cấu tạo hệ thống cố định động cơ đốt trong. Đây là bộ phận chứa các chi tiết của hệ thống phát lực động cơ. Chính vì vậy, ta sẽ chia thân máy động cơ ra làm 2 phần chính phần thân động cơ để chứa các xylanh và nửa trên hộp trục khuỷu để làm bệ đỡ cho các bạc trục khuỷu và trục khuỷu.
Việc thiết kế kết cấu thân máy động cơ ảnh hưởng rất nhiều đến hình dạng cũng như kích thước của Cấu tạo hệ thống cố định động cơ đốt trong. Cụ thể, khi thân máy có 4 xylanh thường được thiết kế thằng hàng để kết cấu thân máy đơn giản và cân bằng động dễ dàng hơn. Khi động cơ gồm 6 Xylanh, do chiều dài động cơ nếu để 6 Xylanh thằng hàng quá dài nên khi thiết kế ta sẽ thiết kế thân máy dạng chữ V, gồm 3 máy đặt một bên hợp với 3 máy còn lại 1 góc từ 60 – 90 độ.
Đây là bộ phận chứa cụm chi tiết trục khuỷu – bánh đà. Tạo bệ đỡ để trục khuỷu quay tạo động lực cho ô tô di chuyển. Chính vì vậy, kết cấu nửa trên hộp trục khuỷu đòi hỏi phải cứng vững đồng thời dễ tháo lắp các chi tiết của cụm trục khuỷu bánh đà.
Đây là chi tiết không yêu cầu nhiều về yêu cầu thiết kết. Cate dầu có kết cấu đơn giản nhất trong Cấu tạo hệ thống cố định động cơ đốt trong.
Đơn giản chỉ là nơi chứa dầu & mạt sắt nên cate dầu thường được làm bằng vật liệu như nhựa để đảm bảo tính ăn mòn cũng như cắt giảm khối lượng cho hệ thống cố định.
Đây cũng là một chi tiết có kết cấu vô cùng phức tạp trong kết cấu cố định động cơ đốt trong. Do là nơi lắp đặt các chi tiết của hệ thống phối khí như Xupap, trục cam,… và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy nên yêu cầu về đặc tính kỹ thuật rất cao. Cụ thể, phải có khe hở nhiệt cho các chi tiết giãn nở những lại không được quá kín tránh bó ket. Nắp máy phải kín với thân máy để đảm bảo không làm hở buồng cháy. Là nơi lắp đặt nhiều chi tiết nhưng vẫn phải đảm bảo độ bền cũng như độ cứng vững.
Tài liệu này là do Ad tổng hợp lại từ các tài liệu khác. Anh/em DOWNLOAD về tìm hiểu nhé. Nếu thây có vấn đề gì có thể liên hệ Ad để Ad sửa lại. Tks Anh/em đã xem tới đây ^_^.
Kết cấu động cơ đốt trong ĐH bách Khoa TPHCM
Tài liệu cấu tạo động cơ Audi TT
Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Đào tạo động cơ N20 trang bị trên BMW Series 5
Để lại một bình luận