Tài liệu Cấu tạo thân máy động cơ trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu chi tiết hơn về những kết cấu đặc trưng trong thân máy động cơ trên ô tô Audi.
Thân máy là 1 trong các chi tiết cấu tạo nên hệ thống cố định trên động cơ. Hệ thống cố định trên ô tô gồm 3 chi tiết chính: Nắp máy (Nắp xylanh), Thân máy và Nắp cate. Mỗi 1 chi tiết có những nhiệm vụ rất đặc trưng để hiểu hơn thì các bác tìm hiểu thêm ở bài viết Cấu tạo hệ thống cố định động cơ đốt trong nhé.
Nhiệm vụ của thân máy có 3 nhiệm vụ chính:
Còn về yêu cầu của thân máy rất đơn giản, thiết kế sao cho thỏa 3 nhiệm vụ trên là được và hiện nay, với sự phát triển của công nghệ vật liệu thì thân máy có thêm 1 yêu cầu đó chính là thiết kế và sử dụng vật liệu sao cho thân máy nhẹ nhất và với chi phí hợp lý nhất. Thân máy càng nhẹ nghĩa là khối lượng ô tô sẽ được giảm thiểu đáng kể và đây cũng là 1 tiêu chí để giúp động cơ có tính động học tốt hơn (Tăng tốc tốt, tốc độ tối đa cao hơn,…).
Như ta đã biết thì thân máy động cơ là bệ đỡ và là chi tiết xác định hình dạng bố trí các máy trên động cơ. Đối với ô tô Audi thì có sử dụng rất nhiều dạng động cơ từ động cơ bố trí thẳng hàng đến loại động cơ VR hoặc động cơ đặt chữ V hay vớ nhiều động cơ nhất ta sẽ bố trí kiểu W (10 – 12 máy). Tài liệu Cấu tạo thân máy động cơ trên ô tô Audi cũng liệt kê ra các dạng bố trí động cơ và hình dạng – Cấu tạo thân máy động cơ tương ứng.
Thân máy là nơi để ta thiết kế thêm các kênh bôi trơn và kênh làm mát trong các hệ thống bôi trơn và làm mát trên động cơ. Công việc của cáchệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát chỉ là giúp đưa dầu bôi trơn hoặc nước làm mát đến các vị trí này của thân máy để bôi trơn hoặc làm mát động cơ và hiệu quả bôi trơn hay làm mát hoàn toàn phụ thuộc vào số kênh bôi trơn hay kênh làm mát trên thân máy. Càng nhiều kênh bôi trơn và làm mát thì động cơ sẽ hoạt động với lực cả ma sát bề mặt càng thấp và nhiệt độ động cơ được duy trì càng tốt ưu. Và các kênh này có mối quan hệ với nắp quy lát của động cơ.
Chi tiết thứ 2 trong thân máy đó là lót xylanh, ta còn hay gọi là Nòng xylanh ấy. Thay vì để Piston trong hệ thống phát lực tiếp xúc và ma sát trực tiếp với thân máy, ta thiết kế 1 áo lót bằng thép hợp kim đã xử lý bề mặt để giúp thay thế và sửa chữa dễ dàng khi có hư hỏng. Đồng thời, lót xylanh cũng được gia công bề mặt rất phẳng để dẫn hướng chuyển động trong Piston.
Tài liệu Cấu tạo thân máy động cơ trên ô tô Audi cũng giới thiệu với ta phương pháp gia công bề mặt tren lót xylanh đó là phủ 1 lớp vật liệu có hệ số ma sát cực thấp bằng công nghệ Plasma lên nòng xylanh. Sau khi phủ lớp này hoàn tất sẽ giúp bề mặt lót xylanh có bề mặt ma sát rất tốt từ đó giảm thiểu sự mất mất về công ma sát của chi tiết hệ thống phát lực.
Trong hầu hết các động cơ trên ô tô Audi hiện nay đều sử dụng vật liệu hợp kim nhôm. Ưu điểm của hợp kim nhôm thì khỏi bản cãi rồi. Đầu tiên là nhẹ, nhẹ hơn khá nhiều so với loại các thân máy sử dụng hợp kim gang. Thứ 2 đó chính là hệ số dãn dài của nhôm cũng phù hợp với điều kiện hoạt động của động cơ đốt trong. Tài liệu Cấu tạo thân máy động cơ trên ô tô Audi cũng ghi rất rõ các phương pháp gia công để chế tạo ra thân máy hợp kim nhôm, các bác đọc thêm sẽ hiểu (Không thì các bác Search các nguyên công đó trên mạng là ra).
Cuối cùng, Audi sẽ giới thiệu cho ta các nguyên công để giúp tạo rãnh và khe dầu bôi trơn để đảm bảo dầu bôi trơn luôn được đưa tới tất cả các chi tiết trong hệ thống của động cơ kể cả ở những mối lắp ghép rất nhỏ. Đủ để có thể thấy, một chiếc ô tô sang không phải chỉ vì thương hiệu của nó mà thực sự là những nguyên công và những công nghệ điều khiển ổn định xe hiện đại trang bị lên xe và những cái đó thực sự đã tạo nên giá trị khác biệt của xe sang so với xe phổ thông.
Nói chung thì, DOWNLOAD về tìm hiểu thêm nhén :v.
Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM
Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM
Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi
Cấu tạo các hệ thống động cơ 2AZ-FE trên ô tô Toyota
Trả lời