Tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu một động cơ rất ơi là đặc biệt trong các động cơ được Audi phát triển và sản xuất.
Tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu một động cơ vô cùng đặc biệt và đây được coi là động cơ có dung tích nhỏ nhất trong toàn bộ động cơ họ hàng nhà Audi.
Tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi chỉ đi sâu vào phân tích kết cấu đặc trưng của các hệ thống trang bị trên động cơ 1.0l TFSI. Không có đi sâu vào phân tích nguyên lý hoạt động của từng hệ thống trong động cơ. Mỗi hệ thống mà tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi Ad sẽ để đường link về cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết của hệ thống đó cho các bác tìm hiểu nhé.
Trước tiên, tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo đặc trưng của các chi tiết cơ khí trong động cơ 1.0l TFSI. Trước tiên tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi sẽ phân tích cho ta thấy sự đặc trưng của các hệ thống cố định trong động cơ 1.0l TFSI. Hiện nay tất cả các Lốc máy động cơ đều đang theo xu hướng Downsizing. Nghĩa là giảm thiểu tối đa dung tích xylanh và khối lượng của các chi tiết các nhiều càng tốt. Cải tiến đầu tiên của động cơ 1.0l TFSI đó chính là sử dụng Block máy nhôm. Như ta đã học ở môn vật liệu học & Xử lý rồi thì ta biết khối lượng riêng của nhôm nhỏ hơn sắt tới khoảng 2 lần. 1 block máy trung bình nặng 30 40kg hiện giờ chỉ còn khoảng 15 – 20kg.
Tiếp theo đó, tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi sẽ đi vào giúp ta tìm hiểu về kết cấu đặc trưng của hệ thống phát lực động cơ 1.0l TFSI. Như Ad đã giới thiệu và phân tích khá kỹ ở giáo trình cấu tạo động cơ đốt trong. Hệ thống phát lực động cơ đốt trong có 4 nhóm chi tiết chính đó là: Cụm chi tiết Piston, cụm chi tiết Thanh truyền, cụm chi tiết trục khuỷu và cụm chi tiết bánh đà.
Về cụm chi tiết Piston thì nhiệm vụ và vai trò của nó rất rõ ràng rồi và hầu như ai mà đã từng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ xăng đều biết. Piston là chi tiết cùng với thân máy và nắp máy của hệ thống cố định động cơ ô tô tao thành buồng cháy cho động cơ. Có thể thấy, Piston có nhiệm vụ vai trò quan trọng như thé nào rồi và chi tiết Piston là chi tiết chuyển động nhiều nhất trong động cơ chính vì thế lực quán tính của Piston rất là lớn. Để hạn chế lực quán tính chỉ có cách duy nhất đó chính là sử dụng vật liệu có khối lượng nhẹ và Piston trong hệ thống phát lực động cơ 1.0l TFSI Audi được chế tạo từ vật liệu hợp kim nhôm siêu nhẹ (Thường Piston của động cơ Châu Âu cầm nhẹ hơn động cơ Châu Á nên Ad mới đoán vậy).
Chi tiết quan trọng thứ mà Ad cần đề cập đó chính là trục khuỷu động cơ 1.0l TFSI của Audi. Chúng ta cũng đã biết, giá thành của trục khuỷu được xem là chi tiết đắt tiền nhất trong tất cả cụm chi tiết cơ khí trong động cơ ô tô. Thường thì bộ trục khuỷu động cơ ô tô chiếm khoảng 20-30% giá thành của động cơ và động cơ hoạt động có ổn định hay không đó chính là phần lớn của chi tiết trục khuỷu động cơ. Chính vì thế và quan trọng hơn đối với 1 động cơ 3 máy khi mà chính bản thân động cơ 3 máy thì cũng không thể làm cân bằng động động cơ được. Để hạn chế trường hợp cân bằng động, ta đã phải lắp thêm chi tiết cân bằng động (Tên tiếng anh là: Vibration Damper). Bên cạnh việc giảm khối lượng của các chi tiết phát lực. Việc cân bằng động của các chi tiết trong hệ thống phát lực, nhất là động cơ 3 xylanh cần rất là để tâm do nếu không cân bằng động tốt được thì động cơ sẽ run lắc, sẽ làm hư hỏng các mối nói của động cơ với sườn xe.
Tiếp theo, tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi sẽ giúp ta phân tích các chi tiết nắp máy trên động cơ. Như Ad đã nói, chính vì muốn giảm khối lượng động cơ nên hầu hết tất cả chi tiết có khối lượng lớn (Nắp máy, thân máy) đều được Audi sử dụng vật liệu nhôm siêu nhẹ. Thật ra vật liệu nhôm có cái hay của nó, đầu tiên đó chính là vật liệu nhôm truyền nhiệt tốt hơn vật liệu sắt thép. Thế nhưng, chiều cao của nắp máy động cơ được thiết kế thấp lại. Mà theo hiện tượng truyền nhiệt qua vách thì vách có chiều cao càng thấp, nhiệt thất thoát đi càng ít,…
Phần tiếp theo của tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi đó chính là đi vào tìm hiểu hệ thống bôi trơn động cơ. Như là mọi động cơ du lịch cỡ nhỏ khác. hệ thống bôi trơn động cơ 1.0l TFSI đều là hệ thống bôi trơn cưỡng bức dạng cate ướt. và tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi vẽ các đường dầu bôi trơn đến các chi tiết cơ khí 1 cách rất chi tiết.
Phần tiếp theo nữa của tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi đó chính là hệ thống làm mát động cơ ô tô. Hệ thống làm mát động cơ ô tô có 2 mạch nước làm mát. Làm mát kiểu nhiệt độ thấp và làm mát kiểu nhiệt độ cao. 2 mạch đó nói cho dễ hiểu đó là mạch làm mát nhỏ và làm mát lớn. Mạch làm mát nhỏ sẽ làm ấm động cơ khi động cơ mới khởi động. Mạch làm mát lớn sẽ hoạt động khi nhiệt độ đã đạt đến nhiệt độ hoạt động tối ưu.
Hệ thống tiếp theo của tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi đó là hệ thông tăng áp khi thải Turbocharger. Hệ thống Turbocharger đây là hệ thống tăng áp khí thải thế hệ sau có sử dụng Van nối tắt chi tiết Turbo nhằm giảm tối đa hiện tượng Trễ Turbo.
2 hệ thống cuối cùng của tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi đó là hệ thống nhiên liệu động cơ 1.0l TFSI. Động cơ 1.0l TFSI Audi sử dụng hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp GDI có thanh tích áp để ổn định áp suất phun cho vòi phun. Về hệ thống phun nhiên liêu trực tiếp GDI của động cơ thì Ad có nhiều rồi. Các bác vào các đường Link dưới đây tìm hiểu nhé. Hệ thống cuối cùng mà tài liệu Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu về hệ thống quản lý điều khiển động cơ. Từ đó, ta có thể hiểu hơn về các chi tiết đầu vào – bộ điều khiển động cơ và cơ cấu chấp hành của hệ thống điều khiển động cơ. Từ đây, ta có thể thấy được ECU động cơ điều khiển rất nhiều công nghệ hiện đại như điều khiển phun nhiên liệu và tỷ lệ hòa khí thông qua cảm biến Oxy, điều khiển đánh lửa sớm giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất động cơ, điều khiển bướm ga điện tử ô tô ETCS-i và các công nghệ điều khiển thời điểm phối khí trên trục cam nạp và thải,… Các bác lấy về tìm hiểu thêm nhé.
Cấu tạo động cơ V6 TDI Biturbo của ô tô Audi
Cấu tạo động cơ 1NZ-FE trang bị trên Toyota Vios
Cấu tạo các hệ thống động cơ 2AZ-FE trên ô tô Toyota
Cấu tạo động cơ N26 trang bị trên BMW Series 3 GT
Trả lời