Tài liệu BOSCH về tổng quan động cơ xăng trên ô tô sẽ giới thiệu cho ta lịch sử hình thành cũng như nguyên lý hoạt động của động cơ xăng trang bị trên ô tô. Từ đó, ta có cái nhìn tổng quan hơn về các công nghệ được phát triển trên động cơ đốt trong nói chung và động cơ xăng nói riêng.
Nhìn chung, động cơ xăng và động cơ Diesel được phát triển theo 2 trường phái khác nhau. Động cơ xăng đi sâu vào phát triển theo hướng tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao công suất thì động cơ Diesel lại đi vào phát triển công nghệ giảm thiểu phát thải khí thải để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường để được bán xe trên các thị trường tiêu chuẩn khí thải cao.
Và hiện nay, với sự phát triển đột bật của công nghệ điều khiển và nghành năng lượng tích trữ thì động cơ xăng và Diesel đang bị mất dần ưu thế. Điển hình là sự xuất hiện của động cơ lai Hybird và động cơ thuần điện. Và nếu nghành công nghệ tích trữ năng lượng có thể tiếp tục phát triển thì các nhà khoa học tiên đoán sẽ có thể thay thế toàn bộ động cơ khí đốt thành động cơ chạy bằng điện. Vừa bảo vệ môi trường vừa có hiệu suất cao nên tương lai động cơ đốt trong bị loại bỏ là điu chắc chắn.
Tuy nhiên, động cơ đốt trong hiện nay vẫn là động cơ chủ đạo trong các phương tiện giao thông vận tải. Đến đời Ad chết quắc rồi thì chắc động cơ đốt trong cũng chưa bị thay thế hết. Thế thôi, theo thời cuộc nhé hihi.
Tài liệu BOSCH về tổng quan động cơ xăng trên ô tô sẽ giới thiệu cho ta các nhân vật chủ chốt trong nghành công nghiệp ô tô. Người sáng chế ra chiếc ô tô đầu tiên và được cấp bằng sáng chế là Karl Benz. Thế nhưng hồi đó, 1 chiếc ô tô hầu hết đều sản xuất thủ công, đơn chiếc nên giá thành rất ơi là cao. Chỉ có những “Quý tộc” thật sự mới có thể mua được 1 chiếc ô tô đi loanh quanh đường. Nghành công nghiệp ô tô chỉ thực sự bắt đầu khi Henry Ford – 1 nhà tư bản người Mỹ đã biến việc sản xuất ô tô thành sản xuất hàng loạt và từ đó, hàng trăm hàng triệu con ô tô bắt đầu được sản xuất vào thời điểm đó. Ở thời điểm đó có 1 câu mà nhân viên Ford hay truyền tai nhau. Xe gì cũng được MIỄN LÀ TRẮNG VÀ ĐEN (Do hồi trước, Ford chỉ sản xuất có 2 màu này là chính).
Sau đó, Tài liệu BOSCH về tổng quan động cơ xăng trên ô tô đi vào tìm hiểu nguyên lý hoạt động của Động cơ xăng 4 kỳ. Động cơ xăng 4 kỳ có cơ chế cũng như cấu tạo hơi khác so với động cơ Diesel, đó chính là động cơ xăng là động cơ có cơ chế cháy cưỡng bức (Động cơ SI – Spark Inginition). Còn động cơ Diesel là động cơ có cơ chế tự cháy (Động cơ CI – Compress Inigintion). Chính vì thế, động cơ xăng có bougie là chi tiết mồi lửa mà động cơ Diesel thì không có. Bên cạnh đó, áp suất cuối quá trình nén của động cơ SI cũng thấp hơn rất nhiều động cơ CI.
Ad có rất nhiều tài liệu nói về nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ rồi nên Ad chỉ nói sơ lược thôi nhé. Nguyên lý hoạt động của 1 động cơ xăng 4 kỳ nghĩa là trong 2 vòng quay trục khuỷu ( 1 chu kỳ) của động cơ sẽ thực hiện được 4 giai đoạn lần lượt là: Thì hút – Hút hòa khí vào động cơ, Thì nén – Nén hòa khí đạt đến áp suất nhất định, Thì nổ – Bougie mồi lửa để đốt cháy hòa khí trong buồng đốt và thì thải – Thải nhiên liệu còn sót và khí cháy ra khỏi buồng đốt. Để tìm hiểu kỹ hơn thì các bác có thể tham khảo thêm ở 2 giáo trình chuẩn này nhé:
Giáo trình kết cấu động cơ đốt trong ĐH Bách Khoa TP.HCM
Giáo trình cấu tạo động cơ đốt trong ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Tài liệu BOSCH về tổng quan động cơ xăng trên ô tô còn giúp ta phân tích về một số thông số kết cấu cũng như tiêu chuẩn đánh giá động cơ xăng. Trong động cơ đốt trong nói chung, chỉ số quan trọng có thể gọi là nhất là tỷ số nén. Đây là tỷ số giữa thể tích buồng cháy và thể tích xylanh thể hiện khả năng nén hòa khí (Không khí đối với động cơ Diesel) từ đó đánh giá được hiệu suất quá trình cháy (Chu trình nhiệt động lực học môn học Lý thuyết động cơ đốt trong).
Và theo Tài liệu BOSCH về tổng quan động cơ xăng trên ô tô có 4 tiêu chuẩn để đánh giá 1 động cơ xăng (Động cơ đốt trong nói chung) đó là:
Đối với động cơ xăng, tỷ lệ hòa khí lý tưởng nhất là 14.7. Nghĩa là cứ có 14.7g không khí thì sẽ cần 1g nhiên liệu để quá trình hòa trộn diễn ra là tốt nhất. Thực tế, ta rất khó để giữ được tỷ lệ hòa khí đó do Động cơ đốt trong của ta có nhiều chế độ vận hành rất khác nhau. Ví dụ, khi động cơ mới khởi động ta cần phun nhiều nhiên liệu để hâm nóng động cơ đồng thời phun nhiều nhiên liệu sẽ giúp động cơ có đủ năng lượng để thắng được lực quán tính của các chi tiết trong hệ thống phát lực. Khi tăng tốc, vượt xe nhiên liệu cũng sẽ được cung cấp nhiều hơn để đảm bảo được tính cơ động của xe và khi chạy trên cao tốc động cơ sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiên liệu. Ta tìm hiểu ở các chế độ vận hành hệ thống phun xăng điện tử sẽ hiểu hơn về cái này. Mọi người có thể hiểu theo vậy đã, do Ad sẽ viết 1 bài về cơ chế điều khiển của các hệ thống phun xăng điện tử cho các bác hiểu hơn
Đối với động cơ xăng, ta gọi đây là động cơ có cơ chế cháy đồng nhất. Nghĩa là tỷ lệ hòa khí luôn như nhau ở mọi vị trí trong xylanh. Chính vì vậy, động cơ xăng sẽ có xu hướng cháy đồng nhất hơn so với động cơ Diesel từ đó thì tiếng ồn phát ra từ động cơ xăng cũng sẽ êm dịu hơn động cơ Diesel (So vơi động cơ cùng công suất).
Hệ số dư lượng không khí (Lamda) là 1 thông số siêu quan trọng. Sau này, Ad sẽ phân tích sâu hơn về con số lamda này cho các bác nắm do đây là nền tảng của hệ thống phun xăng điện tử. Còn giờ, các bác lấy Tài liệu BOSCH về tổng quan động cơ xăng trên ô tô về tìm hiểu nhén.
Cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI
Cấu tạo hệ thống nhiên liệu phun xăng động cơ ô tô BMW
Nguyên lý hoạt động động cơ Diesel của BOSCH
Hệ thống phun xăng trực tiếp Montronic MED trên Audi
Để lại một bình luận