Cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI

82 Likes 4 Comments

Tại sao cảm biến lại quan trọng trong hệ thống phun xăng điện tử EFI:

Các cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI sẽ giúp ta xác định tình trạng vận hành cũng hư các chế độ hoạt động của ô tô.

Hệ thống Dynamic Stability Control (DSC) trên BMW X5 - Cấu tạo hệ thống DSC
Sơ đồ hệ thống các cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử động cơ N20 của BMW

Như ta đã biết về hệ thống phun xăng điện tử EFI trên ô tô. ECU sẽ lấy các thông số đầu vào từ cảm biến để nhận biết tình trạng hoạt động của xe. Từ đó tính toán tối ưu theo dữ liệu trong bộ nhớ để điều chỉnh lượng phun & thời điểm phun nhiên liệu phù hợp giúp động cơ đạt công suất cũng như suất tiêu hao nhiên liệu tối ưu với điều kiện vận hành.

Chinh vì vậy, việc tìm hiểu các cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI là vô cùng cần thiết.

Tín hiệu điện áp của các cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI:

Như ta đã biết, ECU động cơ không thể nhận biết trực tiếp tình trạng vận hành hay chế độ hoạt động thông thường. Mà tín hiệu này phải được chuyển hóa thành tín hiệu điện áp. Từ đó, ECU xác định giá trị điện áp để biết được tình trạng vận hành của động cơ. Từ đó, lấy nó làm tham số điều chỉnh.

Có 5 loại tín hiệu điện áp sử dụng trong hệ thống phun xăng điện tử:

Tín hiệu điện áp VC (VTA, PIM):

Sơ đồ mạch điện tín hiệu điện áp VC của các cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI

Một điện áp không đổi 5V được cấp từ Accu đến mạch điện áp khồn đổi của ECU như nguồn điện cho cảm biến ở cực VC để ECU điều khiển sự hoạt động của vi xử lý.

Sau đó, một điện áp đặt giữa VC & E2 thay đổi theo độ mở bướm ga (hay áp suất đường ống nạp) có giá trị từ 0 à 5V để làm tín hiệu truyền điều khiển.

Tín hiệu nhiệt điện trở (THW,THA):

Sơ đồ mạch điện tín hiệu nhiệt điện trở của các cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI

Cảm biến này sử dụng 1 nhiệt điện trở để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ (nước làm mát hoặc khí nạp) của động cơ.

Điện áp của nhiệt điện trở được mạch điện áp không đổi của ECU cung cấp thông qua 1 điện trở R (Để bảo vệ mạch của ECU). Các đặc tính điện áp của nhiệt điện trở sẽ được ECU sử dụng làm tín hiệu nhiệt độ.

Dùng điện áp bật/tắt:

Sơ đồ mạch điện tín hiệu điện áp bật/tắt của các cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI

Khi điện áp bật ON hoặc OFF làm cho cảm biến xác định được tình trạng bật tắt của công tắc này.

1 điện áp 5V được cấp qua công tắc này. Khi điện áp là 5V à Công tắt đang OFF. Khi điện áp là 0V à Công tắc đang ON. (Hoặc sử dụng điện 12 V của Accu).

Các loại cảm biến sử dụng trong động cơ phun xăng điện tử EFI:

Cảm biến lưu lượng khí nạp:

Cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI – Cấu tạo cảm biến lưu lượng khí nạp

Gồm có cảm biến kiểu dây sấy, kiểu quang học Karman & kiểu cánh gạt. Dùng để phát hiện lưu lượng khí nạp hay thể tích khí nạp.

Cảm biến lưu lượng khí nạp được coi là quan trọng nhất trong hệ thống phun xăng điện tử EFI. Do đây là thông số đầu vào quan trọng nhất, nếu thông số này sai thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống khác như hệ thống đánh lửa, Hệ thống tuần hoàn khí xả EGR hay thậm chí ảnh hưởng đến cả các hệ thống điều khiển thời điểm phối khí trên động cơ (Như VVT-i, CVVT, VVEL,…).

ECU sẽ dùng tín hiệu này để điều khiển thời gian phun & góc đánh lửa sớm.

Cảm biến áp suất đường ống nạp:

Cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI – Cấu tạo cảm biến áp suất đường ống nạp

Dùng để phát hiện áp suất chân không đường ống nạp. Cảm biến này có thể được coi là một cảm biến giám sát (Nếu sử dụng chung với cảm biến lưu lượng khí nạp). Hoặc cũng được sử dụng để đo lượng khí nạp vào động cơ (Kết hợp với cảm biến nhiệt độ động cơ).

Công dụng tương tự như cảm biến lưu lượng khí nạp.

Cảm biến vị trí bướm ga:

Cảm biến sử dụng trong phun xăng điện tử EFI – Cảm biến vị trí bướm ga

Dùng để xác định độ mở bướm ga từ đó dự đoán tình trạng hoạt động của động cơ.

Và còn rất nhiều cảm biến khác, anh/em hãy DOWNLOAD về tìm hiểu nhé.

Link DOWNLOAD tài liệu:

Google drive

Tài liệu tham khảo:

Hệ thống phun xăng điện tử EFI

Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng

Giáo trình điện thân xe PGS TS Đỗ Văn Dũng

Bài giảng cấu tạo ô tô ĐH GTVT

Tài liệu này được sưu tầm trên mạng & chỉ phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Không được sử dụng với mục đích thương mại. Mọi thắc mắc xin liên hệ với Ad nhé.

You might like

About the Author: Trần Tuấn Dũ

Xin chào các bạn, tôi là Trần Tuấn Dũ sinh năm 1997 và hiện đang là sinh viên nghành kỹ thuật ô tô của trường ĐH Bách Khoa TPHCM. Ngoài việc học hành, thì tôi có một sở thích đó là sưu tầm tài liệu chuyên nghành. Nhưng thời gian tôi có hạn và tôi cảm thấy là tôi không thể đọc hết được. Nhưng trong thời gian học tập và làm việc tại trường, tôi thấu hiểu cảm giác la lếch khắp Google để xin tài liệu. Nay tôi tạo Website này để hỗ trợ Anh/em đang học tập cũng như Anh/em đang làm trong nghề ô tô để tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu

4 Comments

  1. Chào anh , như hình tài liệu này nằm trong bộ tài liệu đào tạo của toyota đúng ko anh ,năm nhất đi học em thấy có người dung cuốn này mà dày sấp chữ trắng đen , ko biết anh co file mềm của bộ tài liệu này ko ạ cho em xin vs à , em cảm ơn
    [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *