Tài liệu Cấu tạo bộ vi sai hạn chế trượt LSD trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu sơ lược về cơ cấu vi sai chống trượt được sử dụng trên ô tô để hạn chế hiện tượng không di chuyển được khi xe bị lúng bùn hay 1 bánh đi vào đường trơn trượt.
Trước tiên, tài liệu cấu tạo bộ vi sai hạn chế trượt LSD trên ô tô sẽ giúp ta hiểu tổng quan về cấu tạo cũng như chức năng của bộ vi sai hạn chế trượt LSD này.
LSD là một cơ cấu hạn chế bộ vi sai khi một trong các bánh xe bắt đầu trượt để tạo ra một lực dẫn động phù hợp ở bánh xe kia làm cho xe chạy êm. Có các loại LSD khác nhau
Cấu tạo bộ vi sai hạn chế trượt LSD chia làm 3 loại chính: LSD khớp nối thủy lực và LSD cảm biến Moment kiểu bánh răng xoắn và LSD cảm nhận mômen quay.
Sau đó, tài liệu cấu tạo bộ vi sai hạn chế trượt LSD trên ô tô sẽ cùng ta đi vào phân tích về nguyên lý hoạt động cũng như chức năng của các bộ vi sai hạn chế trượt LSD này.
Khớp nối thuỷ lực là một loại khớp (ly hợp) thuỷ lực truyền mômen quay bằng sức cản nhớt của dầu. Nó sử dụng sức cản nhớt này để hạn chế sự trượt vi sai. LSD nối khớp thuỷ lực được sử dụng như một cơ cấu hạn chế vi sai ở bộ vi sai trung tâm của các xe 4WD và một số LSD nối khớp thuỷ lực được sử dụng ở các bộ vi sai của các xe kiểu FF và FR.
Các bác có thể tham khảo thêm về chức năng hoạt động của bộ vi sai ma sát trong cao LSD này ở Video clip để hiểu hơn về nó nhé.
Độ hạn chế trượt được thực hiện chủ yếu nhờ lực ma sát được tạo ra giữa các đỉnh răng của bánh răng hành tinh và vách trong của hộp vi sai, và ma sát được tạo ra giữa mặt đầu của bánh răng bán trục và vòng đệm chặn.
Nguyên tắc của bộ hạn chế trượt là làm cho phản lực F1 (được hợp thành từ phản lực ăn khớp của bánh răng hành tinh và bánh răng bán trục, và phản lực ăn khớp của bản thân các bánh răng hành tinh) có thể đẩy bánh răng hành tinh theo chiều của hộp vi sai theo tỷ lệ với mômen đầu vào.
Do phản lực F1 lực ma sát µF1 (được tạo ra giữa đỉnh răng của bánh răng hành tinh và vách trong của hộp vi sai) sẽ tác động theo hướng làm bánh răng hành tinh ngừng quay.
Nói chung thì bộ vi sai chống trượt LSD kiểu bánh răng xoán có nguyên lý hoạt động y chang như hệ thống truyền động trục Vis – Bánh Vis. Khi bánh ô tô có tốc độ quay nhanh do hiện tượng trượt (Có thể do lún bùn hay mặt đường trơn trượt,…). Khi đó, tốc độ quay của bánh Vis gắn liền ở bán trục tương ứng sẽ quay với tốc độ cao hơn. Khi Bánh Vis quay nhanh hơn Trục Vis sẽ tạo ra hiện tượng truyền lực ngược lên Trục Vis. Theo nguyên tắc truyền động của Trục Vis – Bánh Vis thì Bánh Vis không thể dẫn động được Trục Vis và khi đó, cả truyền lực chính sẽ bị khóa cứng và khi đó bánh trái và phải sẽ nhận giá trị tốc độ quay như nhau. (Giải thích dân dã là vậy, chứ dọc tài liệu thì hơi khó hiểu và nó phù hợp cho các bác làm thuyết minh hơn). Các bác có thể tham khảo thêm ở Video Clip mà Ad để ở dưới để hiểu hơn nhé.
Lực hạn chế vi sai được tạo ra từ ma sát cạnh răng giữa các bánh răng bán trục và các trục vít, và ma sát giữa vỏ hộp vi sai, các vòng đệm chặn và các bánh răng bán trục.
Trong loại LSD cảm nhận mômen quay này, lực hạn chế vi sai thay đổi mạnh và nhanh theo mômen quay tác động vào nó. Do đó, nếu nhả bàn đạp ga trong khi xe đang quay vòng, bộ vi sai sẽ làm việc êm dịu như một bộ vi sai bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp có mômen lớn hơn tác động, thì lực hạn chế vi sai lớn hơn sẽ được tạo ra.
Tài liệu cấu tạo bộ vi sai chống trượt LSD tóm tắt khá ngắn gọn. Các bác lấy về tìm hiểu nhé.
Kết cấu ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai
Các hệ thống chuyển động trên Audi A7
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền động
Tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai
Để lại một bình luận