Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai tổng cộng gồm 17 chương. Cung cấp cho ta tất tần tật về kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống trên động cơ cũng như ô tô.
Nếu ta đang loay hoay tìm một bộ tài liệu chuẩn để tìm hiểu về các hệ thống trên ô tô. Thì tài liệu Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai này sẽ là lựa chọn cực kỳ hợp lý.
Như đã đề cập trên, tài liệu tổng cộng gồm 13 chương. Con số khá là lớn hén ^_^. Và nếu để Ad phân loại thì tài liệu Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai được chia làm 5 phần cơ bản:
Ở chương này, tài liệu Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai đã phân tích về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống trên động cơ một cách cơ bản và tổng quan nhất. Giúp ta nắm rõ về kết cấu cũng như nhiệm vụ của từng hệ thống trên động cơ.
Tuy nhiên, phân tích tổng quan thì không thể nào phân tích sâu và chi tiết. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về các hệ thống trên động cơ đốt trong. Ta hãy tìm đọc ở tài liệu kết cấu động cơ đốt trong ĐH Bách Khoa TPHCM.
Nếu động cơ là nơi sản sinh ra nguồn động lực thì ta cần một hệ thống trung gian để truyền lực từ động cơ xuống bánh xe mặt đường để giúp ô tô chuyển động và hệ thống truyền lực trên ô tô sẽ đảm nhiệm vai trò này.
Hệ thống truyền lực trên ô tô có nhiệm vụ giúp ngắt hoặc truyền động lực từ động cơ đến bánh xe. Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về lực kéo cũng như độ êm dịu của ô tô khi đang chuyển động.
Cấu tạo cơ bản của hệ thống truyền lực thường gồm các bộ phận như:
Từ đó, tài liệu Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai giúp ta nắm rõ được các chi tiết trong hệ thống truyền lực. Giải thích được nguyên lý hoạt động các chi tiết trong hệ thống.
Hệ thống truyền động giúp ô tô có thể chuyển động được. Nhưng vẫn cần một số hệ thống khác sẽ giúp ô tô có thể làm chủ tốc độ và chuyển động êm dịu hoặc đơn giản là di chuyển ổn định và an toàn trên đường khi vận hành.
Các hệ thống còn lại trong gầm ô tô đó là: Hệ thống phanh, treo, lái.
Hệ thống phanh có vai trò giúp ta làm chủ được tốc độ khi ta cần giảm tốc hoặc dừng hẳn. Đồng thời, hệ thống phanh còn giúp ta giữ xe luôn đứng yên khi cần đậu xe trong 1 thời gian dài.
Hệ thống treo theo lý thuyết sẽ có ba nhiệm vụ: Treo các hệ thống cần treo, hấp thụ dao động và dẫn hướng. Nên cấu tạo của hệ thống treo cũng tương đối phức tạp. Song lại không khó, tài liệu Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai phân tích rất cụ thể. Chỉ cần tốn tí TG đọc là Ad chắc chắn mọi người sẽ hiểu.
Hệ thống lái có nhiệm vụ giúp thay đổi hướng chuyển động của xe theo mong muốn của tài xế. Việc đánh lái xe ô tô sẽ khác với việc đánh lái xe máy. Do ô tô 4 bánh và khi ta khảo sát động học chuyển động quay vòng của ô tô phải đảm bảo cho việc quay vòng là thuận lợi nhất không gây trở ngại bởi vận tốc tại các bánh,… Nên hầu hết ô tô hiện nay đều sử dụng hệ thống lái có cơ cấu hình thang lái. Do nó thỏa mãn tối đa về yêu cầu động học quay vòng của xe. Ta hãy cùng nhau tìm hiểu khi đọc tài liệu nhé.
Nếu các hệ thống trên là “cơ quan” của ô tô. Thì khung chính là bộ xương chắc chắn để lắp đặt các chi tiết lên đó và vỏ ô tô được ví như “da” của con người. Giúp ngăn cách các hệ thống quan trọng khỏi môi trường. Hơn thế nữa, sơn xe là một tiêu chí đánh giá tính thẩm mỹ khá quan trọng. Điển hình là màu sơn xe của các hạng sang thường bóng và đẹp hơn rất nhiều các dòng xe phổ thông.
Bánh xe ô tô cũng là một chi tiết vô cùng quan trọng của ô tô. Do tất cả trọng lượng đều được đặt lên bánh xe nên bánh xe phải chịu một tải rất lớn. Bên cạnh đó, bánh xe còn phải có lực bám giữa bánh xe với mặt đường tốt, tránh trơn trượt để đảm bảo an toàn cho ô tô vận hành.
Tài liệu Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai phân tích rất cụ thể, anh/em hãy DOWNLOAD về tìm hiểu nhé.
Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Giáo trình điện thân xe PGS TS Đỗ Văn Dũng
Điện thân xe và điều khiển tự động ô tô ĐH Hưng Yên
Hệ thống điện thân xe và điều khiển gầm ô tô ĐH Hưng Yên
Tài liệu Cấu tạo ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai là tài liệu sưu tầm trên mạng. Tailieuoto.vn sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về vấn đề bản quyền.
Để lại một bình luận