Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về hệ thống điện trên động cơ ô tô KIA. Thật ra, hệ thống điện trên động cơ ô tô KIA cũng không khác gì mấy lắm so với các hệ thống điện trên ô tô nhưng đây là tài liệu rất phù hợp cho các bác nào đang mới tìm hiểu về hệ thống điện ô tô.
Trước tiên Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về những khái niệm cơ bản nhất về dòng điện và các thiết bị điện – điện tử cơ bản trong ô tô. Ví dụ như về dòng điện, đây thật ra là dòng chuyển dịch có hướng của các Electron (Vật lý lớp 11). Và bên cạnh đó, Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô giúp ta tìm hiểu về các khí cụ điện sử dụng trên ô tô như Cầu chì ô tô, tụ điện, Relay sử dụng làm các công tắc đóng mở các hệ thống diện trên ô tô,…
Bên cạnh đó, điểm nhấn của Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô đó chính là có hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo kiểm mạch điện. Thông thường, khi sửa chữa các thiết bị điện trên động cơ ô tô ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng V.O.M và đồng hồ đo cường độ dòng điện để kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị điện trên ô tô. Các bác thợ hay đùa với nhau là Không có đồng hồ đo, tao không dám sửa điện đấy hihi các bác cứ thử tìm hiểu xem sao.
Phần tiếp theo của Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô sẽ giúp ta đọc hiểu về sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện trên động cơ ô tô. Việc đọc hiểu sơ đồ mạch điện rất quan trọng trong việc sửa chữa các thiết bị điện trong hệ thống điện trên động cơ ô tô. Các bác cứ tưởng tượng mình đi vào New York mà không có bản đồ thì đố các bác dám đi đâu không là lạc chắc chắn. Thì sơ đồ mạch điện được ví như tấm bản đồ vậy đó. Nếu sửa chữa các hệ thống điện trên động cơ ô tô mà có sơ đồ mạch điện thì hiệu quả sửa chữa cung nhanh và chính xác hơn rất nhiều.
Phần tiếp theo nữa của Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô sẽ giúp mình tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán của hệ thống điện trên động cơ ô tô bằng các biểu hiện cơ bản của các khí cụ điện từ đó giúp thay thế để hạn chế hư hỏng các chi tiết khác trên hệ thống điện trên ô tô (Do hệ thống điện mà hư là hư dây chuyền nên việc chẩn đoán rất quan trọng).
Phần cuối cùng của Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô đó là giúp chúng ta tìm hiểu về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các hệ thống điện trên động cơ ô tô. Từ đó, giúp ta hiểu hơn về các hệ thống điện đó. Việc sửa chữa hay chẩn đoán đơn thuần là do các hệ thống điện không hoạt động theo đúng yêu cầu làm việc của hệ thống đó và từ các hoạt động không theo đúng yêu cầu đó ta sẽ có phương pháp để chẩn đoán và từ đó đưa ra phương pháp sửa chữa phù hơp.
Hệ thống điện trên động cơ ô tô đầu tiên mà Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô giới thiệu với chúng ta chính là Bình Acquy tích trữ điện. Đây được xem là nguồn nuôi tất cả các hoạt động của các hệ thống điện động cơ trên ô tô khi động cơ chưa hoạt động. Lỗi hay gặp nhất của bình Acquy đó chính là Bình Acquy bị yếu điện áp. Nguyên nhân là do xe để quá lâu ngày, như ta đã biết thì tất cả các thiết bị tích trữ điện đều phóng điện liên tục và khi xe để quá lâu ngày, bình điện Acquy đã phóng gần hết điện ra không khí thì sẽ không đủ dòng để giúp hệ thống khởi động hoạt động và từ đó không đề được.
Hệ thống điện trên động cơ ô tô thứ 2 đó chính là hệ thống cung cấp điện hay ta còn gọi là máy phát điện trên ô tô. Máy phát điện này hoạt động y chang như máy phát điện mà các xí nghiệp lớn sử dụng khi bị cúp điện á. Cũng là sử dụng lực quay của trục khuỷu trong hệ thống phát lực động cơ để kéo Pulley máy phát điện quay và từ đó làm cho Rotor có quay quanh cuộn dậy Stator làm từ thông biến thiên và sinh ra dòng điện. Trong máy phát điện trên ô tô, các chi tiết thường xuyên hư hỏng nhất là bộ điều áp và bộ nắn dòng (Bộ chỉnh điện) chuyển từ AC sang DC. Thật ra cũng dễ hiểu thôi, cuộn dây làm bằng thép thì cơ bản có gì đâu hư, còn Rotor cũng làm bằng các chi tiết cơ khí và được dẫn động bởi Pulley trục khuỷu, nếu hư hỏng thì cũng chỉ do trượt đai ở Pulley máy phát là cùng. Còn 1 lỗi mà các bác độ xe rất hay mắc phải đó chính là gắn các thiết bị điện với tải và công suất lớn hơn cả công suất mà máy phát cung cấp. Điều đó sẽ làm cho cạn nguồn điện trong Acquy (Do không còn nguồn nạp vào Acquy nữa mà còn phải dùng Acquy để bù điện cho các hệ thống đó thì cỡ nào không hết).
Hệ thống điện trên động cơ ô tô thứ 3 đó chính là hệ thống khởi động của động cơ. Như chúng ta biết thì hệ thống khởi động của động cơ giúp cung cấp 1 moment ban đầu giúp động cơ duy trì được các hoạt động hút nén nổ xả của động cơ đốt trong. Sau khoảng 1 vài vòng quay cơ bản của bánh đà đọng cơ sinh công đủ thì động cơ sẽ hoạt động và lúc này hệ thống khởi động sẽ được tách rời khởi bánh đà của hệ thống phát lực động cơ. Hư hỏng nhiều nhất của hệ thống khởi động là cháy motor đề hoặc mòn bánh răng ăn khớp. Cháy Motor đề nguyên nhân chính là do bình đã quá yếu nhưng ráng đề (Xuất hiện dòng Idm trong motor đề theo công thức Q=RI^2.t thì nhiệt lượng sẽ tăng theo hàm số bậc 2 của I, nếu I quá lớn thì Q sẽ lớn dẫn đến cháy bộ đề). Bên cạnh đó, còn 1 nguyên nhân nữa là bộ đề không tách ra khỏi bánh đà động cơ khi động cơ hoạt động (Do khớp nhả trong bộ đề có vấn đề). Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô phân tích rất là kỹ, các bác lấy về tìm hiểu thêm nhén.
Tài liệu đào tạo điện thân xe ô tô KIA
Tài liệu đào tạo điện thân xe ô tô Lexus LX570
Tài liệu cấu tạo hệ thống điện trên xe ô tô BMW X1
Tài liệu điện thân xe ô tô của Huyndai
Để lại một bình luận