Tài liệu Cấu tạo hệ thống treo khí nén trên VW Touareg sẽ giúp các bác tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống treo khí nén trên ô tô Volkswagen Touareg 2011. Đây được VW đánh giá là ô tô có thể cạnh tranh với Mercedes GLS đấy (Nghe nói là vậy). Vậy các bác cùng Ad vào tìm hiểu xem hệ thống treo con xe này có gì đặc biệt nhé.
Volkswagen Touareg là dòng xe được đánh là xe sang của nhà sản xuất ô tô VW. Chính vì định vị là xe sang nên Touareg 2011 cũng trang bị rất nhiêu công nghệ hiện đại (Tất nhiên không thể so với xe hiện nay được do xe này sản xuất năm 2011 mà). Trong bài viết trước Ad đã giới thiệu với các bác về động cơ TDI trang bị trên ô tô Touareg ta đã thấy có biết bao nhiêu công nghệ trên đó rồi. Bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu con quỷ khó tính nhất (Hệ thống treo) trong tất cả các hệ thống xe trên ô tô nhé.
Như các bác đã tìm hiểu ở giáo trình cấu tạo ô tô nhiều rồi nên Ad chỉ giới thiệu sơ, Hệ thống treo trên ô tô thực hiện 3 nhiệm vụ chính: Đầu tiên là giúp chuyển dao động ở dưới mặt đường thành dao động êm dịu hơn phù hợp với não người, Thứ 2 đó là giúp dập tắt dao động đó để duy trì sự ổn định của ô tô khi di chuyển và cuối cùng là hướng lực từ hệ thống truyền lực chính trên ô tô đến cầu bị động. Các bác có thể tìm hiểu thêm về chức năng và nhiệm vụ của hệ thống treo ở giáo trình nhé. Ad offer các bác 2 giáo trình cơ bản để tìm hiểu:
Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai
Giáo trình Kết cấu ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM
Nếu như các bác đã tìm hiểu các hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô nói chung và hệ thống cân bằng điện tử ESC trên ô tô nói riêng thì các bác chắc hẳn cũng đã hiểu sơ lược về lý thuyết chuyển động trên ô tô. Thật như vậy, khi ta phanh, đánh lái hoặc khi tăng tốc sẽ có sự thay đổi phân bố tải trọng lên các bánh xe và như bài học đầu tiên của môn họclý thuyết ô tô là động học chuyển động trên ô tô thì bánh xe chỉ nhận được tổng giá trị lực bằng với giá trị lực bám. Nếu lớn hơn giá trị lực bám đó thì ô tô sẽ mất khả năng bám đường và bánh xe quay trơn với mặt đường và từ đó gây ra mất ổn định chuyển động của xe.
Nguyên nhân gây ra sự phân bố tải trọng lại khi tăng tốc, khi phanh và khi quay vòng không đâu khác chính là bộ phận đàn hồi trên hệ thống treo. Khi ta phanh gấp, do lực quán tính đi thẳng của xe vẫn còn nên xe vẫn có xu hướng đi thẳng nhưng bánh xe bị hãm lại thông qua Moayer bán trục của hệ thống truyền lực truyền lực phanh lên thân xe giúp hãm ô tô giảm tốc độ và dừng xe lại. Nếu ta để ô tô là 1 vật rắn tuyệt đối thì tuyệt nhiên sẽ không có sự thay đổi phân bố tải trọng nhưng chắc chắn người ngồi trong xe sẽ “Khóc thét” lên do quá giằng hoặc thậm chí do lực quán tính, người ngồi trong xe có thể bị hất văng ra khỏi xe luôn. Để cho người ngồi trong xe êm dịu hơn, ta trang bị bộ phận đàn hồi trên xe và chính vì có bộ phận đàn hồi, nên ta bắt đầu sinh ra sự phân bố tải trọng lên các cầu và ta cần một bộ phận để dập tắt dao động của bộ phận đàn hồi nhanh nhất có thể nhưng vẫn giữ được độ êm ịu nhất định và bộ phận đó là bộ phận giảm chấn.
Vậy, các bác đã hiểu hơn tại sao hệ thống treo luôn cần có 2 cụm chi tiết này rồi chứ. Do hệ thống truyền lưc của Touareg là hệ thống truyền lực dạng AWD chính vì thế, ta có cả bộ truyền lực trước và sau nên chi tiết hướng của hệ thống treo không còn quá quan trọng nữa. Vậy, chúng ta chỉ cần tìm hiểu sâu 2 cụm chi tiết đàn hồi và giảm chấn là có thể quán triệt hệ thống treo này rồi.
Dùng lò xo trọ thì độ êm dịu là cố định. Các bác cứ biết như thế: Càng êm dịu thì xe sẽ càng dễ mất ổn định, Đánh lái càng dễ ô tô càng dễ mất lái đó là lý do tại sao các xe thể thao như Ford Mustang hay Audi TT thường ngồi rất là giằng và Vô lăng rất là cứng là như thế. Nhưng yêu cầu con người là muôn hình vạn trạng, cái con người mới đặt ra câu hỏi: Làm cách nào để khi tôi muốn êm dịu thì nó êm dịu, tôi muốn chạy nhanh thì nó vẫn đảm bảo yếu tố ổn định và từ đó hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử ra đời.
Các bác có thể thấy, việc tạo ra êm dịu là nhiệm vụ của bộ phận đàn hồi. Việc dập tắt dao động bộ phận đàn hồi là nhiệm vụ của giảm chấn. Vậy, để điều chỉnh được sự êm dịu của hệ thống treo, ta sẽ can thiệp và cụm chi tiết giảm chấn trước tiên. Nếu ta làm cụm chi tiết giảm xóc này có hệ số giảm chấn lớn (Nghĩa là lực giảm chấn lớn) thì “Êm dịu” được tạo ra bởi bộ phận đàn hồi cũng mất đi và ngược lại. Thế nhưng, tại sao ta vẫn trang bị lò xo khí nén thay cho lò xo trụ trong cụm chi tiết đàn hồi? Mục tiêu chính của cụm chi tiết đàn hồi không phải là làm ô tô êm dịu hơn hay không đâu, tất nhiên khi bơm nhiều khí nén vào thì một phần cũng làm hệ thống treo êm dịu hơn nhưng nhiệm vụ chính là để THAY ĐỔI CHIỀU CAO GẦM XE để đảm bảo yếu tố khí động học khi di chuyển ở tốc độ cao.
Nếu đã đọc về ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động ô tô thì các bác sẽ biết. Điều làm ô tô không thể vượt quá giá trị tối đa không chỉ nằm ở công suất tối đa mà động cơ đạt được mà nó còn nằm ở độ lớn lực cản gió của ô tô. Phần này chắc phải về môn học lý thuyết ô tô nói quá, mà nói chắc mất cả tháng luôn huhu các bác lấy tài liệu lý thuyết ô tô về tìm hiểu thêm, Ad đi thay nhớt đây :v
Chính vì thế, đừng quá đề cao cái bộ khí nén của hệ thống treo khí nén trên ô tô. Cái chi tiết quyết định hệ thống treo đó ngon hay dở là ở bộ phận giảm chấn. Thằng lò xo khí nén nếu đem so với nó thì méo là đách gì cả. Bộ giảm chấn sẽ quyết định hệ thống treo khí nén điện tử này có ngon hay không. Chứ hồi trước có 1 anh chuyên viên đào tạo xe Ford ở một đại lý nào đó bảo Ford Tourneo treo khí nén nên CỰC KỲ ÊM DỊU đó là XẠO CHÓ và sự thật là CHỦ XE CHỬI SML :)) .
À quên, Tài liệu Cấu tạo hệ thống treo khí nén trên VW Touareg có giúp ta tìm hiểu về một số chức năng vận hành và cấu tạo của các chi tiết trên hệ thống treo khí nén ấy. Các bác tìm hiểu thêm nhé, Ad nói về mấy cái bản chất là chính thôi nên không có để ý 3 cái đó.
Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford
Tài liệu cấu tạo hệ thống treo trên ô tô BMW
Thuyết trình hệ thống treo và bánh xe ô tô
Chẩn đoán bảo dưỡng hệ thống treo Toyota Camry 2.4G
Để lại một bình luận