Đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota

95 Likes 2 Comments

Giới thiệu về tài liệu đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota:

Tổng quan đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota

Tài liệu đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota sẽ giúp ta tìm hiểu một cách cơ bản về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các chi tiêt trên hệ thống treo khí nén điện tử trên Toyota. Từ đó, để ta có cái nhìn tổng quan để so sánh với hệ thống treo truyền thống tại sao hiên nay các dòng xe hiện đại và sang trọng hầu hết đều sử dụng hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử như hệ thống treo khí nén điều của Audi A8, hay hệ thống treo khí nén Air Matic của Mercedes Benz,…

Tổng quan về hệ thống treo trên ô tô:

Trước tiên vào tìm hiểu Tài liệu đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota, các bác cùng Ad tìm hiểu sơ lược qua về chức năng, cấu tạo tổng quát của hệ thống treo trên ô tô trước nhé. Khi đó, các bác sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về những cải tiến trên hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử.

Hệ thống treo là một cụm chi tiết có vai trò giúp duy trì ổn định thân xe theo phương thẳng đứng bằng cách hấp thụ dập tắt dao động trên ô tô. Hệ thống treo được trang bị trên ô tô gồm 3 cụm hệ thống chính:

  • Bộ phận đàn hồi: Giúp hấp thụ dao động từ mặt đường và chuyển đổi thành dao động có tần số phù hợp với não người nhằm tạo sự êm dịu và thoải mái cho người lái.
  • Bộ phận giảm chấn: Giúp dập tắt dao động của bộ phận đàn hồi nhằm duy trì sự ổn định cho ô tô khi đang di chuyển.
  • Bộ phận dẫn hướng: Giúp truyền chuyển động từ cầu chủ động đến cầu bị động giúp ô tô có thể di chuyển ổn định trên đường.

Về cấu tạo chi tiết của hệ thống treo trên ô tô, các bác có thể tham khảo thêm ở bài viết Ad để dưới đây cho đầy đủ hơn nhé. Ad sẽ không đề cập nhiều quá.

Ưu điểm của hệ thống treo điều khiển điện tử khí nén và hệ thống treo truyền thống trên ô tô:

Tuy nhiên, một hệ thống treo truyền thống sử dụng lò xo trụ và bộ giảm chấn thủy lực sẽ không thể nào tối ưu được hệ số đàn hồi và giảm chấn theo từng điều kiện vận hành của ô tô. Nếu ta thiết kế một hệ thống treo có hệ số đàn hồi quá lớn thì ô tô có thể sẽ thoải mái hơn, êm dịu hơn nhưng lại mất ổn định cho ô tô khi chuyển động (Do bộ đàn hồi ảnh hưởng rất nhiều đến tính năng động lực học của ô tô trong quá trình di chuyển). Nếu hệ số giảm chấn quá lớn thì độ êm dịu của ô tô sẽ không còn và người lái sẽ thấy rất khó chịu, tuy nhiên thì ô tô chuyển động sẽ ổn định hơn (Đó là lý do các ô tô thể thao như Ford Mustang hay Chervolet Camaro thường sẽ “Dằn” hơn rất nhiều so với các ô tô khác).

Để khắc phục được tình trạng trên của hệ thống treo truyền thống. Ta sử dụng một bộ đàn hồi sử dụng khí nén và có thể điều khiển đóng – xả van nạp, thải nhằm giúp thay đổi được hệ số đàn hồi của hệ thống đồng thời sử dụng bộ giảm chấn điện từ giúp tăng hoặc giảm hệ số giảm chấn giúp đáp ứng tính năng động học của ô tô.

Bởi vậy, nếu ô tô chỉ trang bị hệ thống treo khí nén điện tử. Thì chỉ thay đổi về hệ số đàn hồi nhằm giúp tăng sự êm dịu và thoải mái đồng thời khắc phục được 1 phần về tính năng ổn định của ô tô mà thôi. Đối với một ô tô xịn xò thì hầu như đều được trang bị tận 2 cụm chi tiết điều khiển điện tử như bộ đàn hồi khí nén và bộ giảm chấn điều khiển điện tử. Các bác có thể tham khảo chi tiết hơn ở Tài liệu đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota nhé. Ngoài ra, còn một số tài liệu về hệ thống treo điều khiển điện tử của các hãng ô tô khác. Các bác có thể tham khảo ở đây nhé.

Nội dung tài liệu Đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota:

Tài liệu đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota trước tiên sẽ giúp ta hiểu cơ bản về hệ thống treo điều khiển điện tử EMS (Electronic Modulated Supsension). Lực giảm chấn được điều khiển tự động nhờ ECU của EMS tuỳ theo vị trí của công tắc chọn và điều kiện chạy xe.


Đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota – Hệ thống điều khiển EMS

Hệ thống treo khí nén dùng một ECU để điều khiển các lò xo khí tức là những đệm khí nén có tính đàn hồi. Có những kiểu phối hợp EMS với hệ thống treo khí. Hệ thống treo khí có các đặc tính sau đây:

• Lực giảm chấn có thể thay đổi được.

• Độ cứng lò xo và chiều cao xe có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh thể tích không khí.

• Có các chức năng chẩn đoán và an toàn khi có sự cố.

Về nguyên lý hoạt động của hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử cũng khá đơn giản. Thông thường, bộ đàn hồi treo khí nén chỉ dùng để điều chỉnh khoảng sáng gầm và độ êm dịu của ô tô là chính và thường sẽ không phải là tác nhân chính để giúp duy trì ổn định chuyển động của ô tô. Hệ số đàn hồi ở chế độ càng cao, thì người ngồi trong xe sẽ cảm giác được dao động truyền từ bánh xe lên mặt đường êm dịu hơn, thoải mái hơn.

Việc duy trì ổn định chuyển động của ô tô đến từ việc thay đổi hệ số giảm chấn trng bộ giảm chấn. Khi EMS phát hiện được tình trạng mặt đường, EMS sẽ điều khiển làm tăng hoặc giảm hệ số giảm chấn nhằm giúp ô tô duy trì được sự phân bố tải trọng lên các bánh xe và từ đó giúp ô tô chuyển động an toàn hơn.

Bên cạnh đó, tài liệu Đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota sẽ phân tích cho ta thấy chức năng, hiệu quả và lý do của việc điều khiển thay đổi hệ số giảm chấn trên ô tô:


Đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota – Các chức năng điều khiển
  • Điều khiển chống “bốc đầu xe” Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp ngăn ngừa hiên tượng bốc đầu xe khi tăng tốc, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe.
  • Điều khiển chống lắc ngang xe Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp ngăn ngừa hiên tượng lắc ngang xe, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe, tăng cường tính năng điều khiển của xe.
  • Điều khiển chống chúi đầu xe Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp ngăn ngừa hiên tượng chúi đầu xe khi phanh hãm, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe.
  • Điều khiển cao tốc (ở chế độ bình thường) Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp xe chạy rất ổn định và tính năng điều khiển tốt khi xe chạy tốc độ cao.
  • Điều khiển chống bốc đầu xe khi chuyển số (chỉ đối với xe có hộp số tự động) Điều khiển này nhằm hạn chế hiên tượng bốc đuôi xe khi xe có hộp số tự động khởi hành. Khi hộp số dọc chuyển từ vị trí “N” hoặc “P”, lực giảm chấn được đặt ở chế độ cứng,…

Khi kết hợp với các hệ thống điều khiển an toàn khác như hệ thống chống bó cứng phanh ABS kết hợp BA và EBD cộng với hệ thống cân bằng điện tử ESP sẽ giúp tăng tối đa tính năng động học của ô tô.

Tài liệu Đào tạo hệ thống treo khí nén điện tử Toyota phân tích các chức năng cũng như nguyên lý hoạt động khá chi tiết. Mọi người hãy lấy về đọc trước để nó như là cơ sở lý thuyết cơ bản của mình sau này nghiên cứu các hệ thống treo điều khiển điện tử phức tạp hơn.

Link DOWNLOAD:

Google Drive

Tài liệu liên quan:

Tài liệu cấu tạo ô tô ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM

Kết cấu ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai

Hệ thống treo điện tử Self Levelling Suspension Audi A6

Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota

You might like

About the Author: Trần Tuấn Dũ

Xin chào các bạn, tôi là Trần Tuấn Dũ sinh năm 1997 và hiện đang là sinh viên nghành kỹ thuật ô tô của trường ĐH Bách Khoa TPHCM. Ngoài việc học hành, thì tôi có một sở thích đó là sưu tầm tài liệu chuyên nghành. Nhưng thời gian tôi có hạn và tôi cảm thấy là tôi không thể đọc hết được. Nhưng trong thời gian học tập và làm việc tại trường, tôi thấu hiểu cảm giác la lếch khắp Google để xin tài liệu. Nay tôi tạo Website này để hỗ trợ Anh/em đang học tập cũng như Anh/em đang làm trong nghề ô tô để tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *