Tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp PE tương đối ngắn gọn nhưng trình bày nguyên lý hoạt động của bơm cao áp PE khá là dễ hiểu. Các bác mà đang ôn thi về môn học kết cấu hoặc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của bơm cao áp loại PE thì đây là tài liệu phù hợp cho các bác.
Trước tiên tìm hiểu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp PE, các bác cùng Ad tìm hiểu về hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel trên ô tô trước nhé. Như thế sẽ giúp các bác dễ tìm hiểu tài liệu hơn nhé.
Đối với một hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel trên ô tô, yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là phải đảm báo nén nhiên liệu đươc với áp suất cao đảm bảo nhiên liệu được phun tơi tối đa nhằm tạo điều kiện cho không khí và nhiên liệu có thể hòa trộn nhiều nhất có thể. Cụm chi tiết giúp hệ thống nhiên liệu nén nhiên liệu trên áp suất cao đó chính là bơm cao áp.
Bơm cao áp sử dụng trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel có khá nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của động cơ Diesel, ta sẽ trang bị bơm cao áp phù hợp với bố trí tổng thể của động cơ.
Trong phạm vi của tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp PE này, các bác với Ad cùng nhau tìm hiểu về cụm chi tiết bơm cao áp sử dụng khá phổ biến trên các động cơ ô tô tải tầm trung hoặc ô tô tải đầu kéo. Đó là bơm cao áp dạng dãy PE.
Để ad sơ lược và giới thiệu về bơm cao áp sử dụng trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel. Đối với động cơ Diesel, nhiên liệu được nén đến áp suất rất cao trong cao trong cuối kỳ nén và nhiên liệu được phun vào buồng cháy sẽ hòa trộn với Oxy có trong không khí tạo thành hòa khí. Hòa khí này do nén với áp suất và nhiệt độ cao nên sẽ tự bốc cháy trong buồng cháy sinh công cho động cơ. Ta gọi đây là cơ chế cháy CI (Compression Inginition) trên động cơ. Các bác tìm hiểu về môn học lý thuyết động cơ đốt trong sẽ biết cái này.
Tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp PE đơn giản là nêu ra nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bơm cao áp PE. Bơm cao áp PE còn có tên gọi là bơm cao áp loại hướng trục (Bơm cao áp dạng dãy). Do nó có cấu tạo gồm các nhánh bơm cao áp nhỏ tương tự nhau được ghép lại với nhau và xếp song song nhau. Còn bơm cao áp VE hay còn gọi là bơm cao áp hướng kính là bơm cao áp có các Piston hướng vào tâm của bơm cao áp (Hoặc cam nhiên liệu).
Tất nhiên mỗi loại bơm cao áp đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng để phù hợp cho kết cấu của từng loại hệ thống nhiên liệu Diesel. Nhưng hiện nay, bơm cao áp VE lại thường sử dụng trên động cơ ô tô tải nhỏ hơn so với bơm cao áp PE do kết cấu nhỏ gọn và có các kết cấu kiểm soát được áp dầu giúp hệ thống phun dầu điện tử Commonrail giữ và phun nhiên liệu phù hợp.
Để ad nói sơ về bơm cao áp PE, đối với các động cơ Diesel sử dụng trên các ô tô tải còn có một loại bơm cao áp nhưng thường được sử dụng trên các ô tô tải cỡ nhỏ đó là bơm cao áp VE hay còn gọi là bơm cao áp hướng kính. Ưu điểm của bơm cao áp này chính là kết cấu rất nhỏ gọn. Nhiều khi kích thước chỉ không quá 3/4 của bơm cao áp PE. Bên cạnh đó thì cơ chế điều khiển của bơm cao áp VE cũng chính xác và đúng lượng nhiên liệu hơn Các bác có thể tìm hiểu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp VE ở đường dẫn trước.
Đối với bơm cao áp PE thường được sử dụng cho các dòng xe thương mại hay ô tô tải cỡ lớn. Có thể do mỗi nhánh bơm cao áp riêng lẻ trong bơm cung cấp nhiên liệu riêng lẻ cho từng xylanh. nên việc hư hỏng 1 hay các nhanh bơm cao áp vẫn có thể cho động cơ hoạt động trong trường hợp nhất định (Ad đoán thôi nhé).
Vậy, để tìm hiểu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp PE, ta chỉ cần tìm hiểu 1 nhánh bơm cao áp trong cả cụm bơm cao áp PE. Ta có thể thấy nguyên lý hoạt động được phân tích khá chi tiết trong tài liệu. Mọi người lấy về tìm hiểu nhé.
Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM
Hệ thống phun dầu điện tử Common Rail của Toyota
Tổng quan về động cơ 1VD-FTV của Toyota
Hệ thống phun xăng điện tử EFI trên ô tô
Để lại một bình luận