Giáo trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô cung cấp cho ta các khái niệm và kiến thức cơ bản liên quan đến việc chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. Từ đó, cho ta một hình dung rõ ràng về các công việc chẩn đoán cũng như xác định rõ nhưng nguyên nhân gây hư hỏng các chi tiết của ô tô và liệu trước được những hư hỏng kéo theo của nguyên nhân gây hư hỏng đó.
Tuy nhiên, yêu cầu đầu tiên để đọc tài liệu Giáo trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô chính là nắm vững về kiến thức kết cấu động cơ và kết cấu ô tô cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của nó. Để từ đó, ta mới biết được tại sao phải thực hiện công đoạn này, tại sao phải nghiên cứu về các chuyên đề khác nhau như dầu nhờn, các quy trình kiểm tra và bảo dưỡng các chi tiết trên động cơ hay ô tô. Có như thế, ta mới có cơ sở để tìm hiểu tài liệu này và Ad khuyên các bạn nếu chưa đọc tài liệu về kết cấu thì nên tìm hiểu trước khi đọc tài liệu này.
Giáo trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô được chia làm 10 chương cơ bản để giúp ta hiểu rõ về quy trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô và các phương pháp chẩn đoán từng hệ thống riêng biệt.
Trước tiên, Giáo trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô sẽ cùng ta đi vào phân tích nguyên nhân chính gây ra các hư hỏng trên động cơ và ô tô ngày nay. Chắc chúng ta ai cũng biết, đó chính là do ma sát giữa các chi tiết với nhau. Đây là nhược điểm lớn nhất của các chi tiết cơ khí nhưng không thể loại bỏ được. Ta chỉ tìm cách hạn chế tối đa hiện tượng ma sát bào mòn và phá hủy các chi tiết. Ta sẽ tránh để các chi tiết tiếp xúc với nhau 1 cách trực tiếp bằng cách cho 1 lớp chất lỏng có độ nhớt vào bề mặt giữa 2 chi tiết. Lúc này, 2 chi tiết sẽ chuyển động tương đối trên màn dầu nên sẽ tránh được sự bào mòn không cần thiết.
Từ bản chất và nguyên nhân hư hỏng của các chi tiết trên ô tô và động cơ. Ta có thể thấy vai trò của Dầu nhờn bôi trơn có tác dụng quan trọng như thế nào đến độ bền cũng như điều kiện hoạt động của động cơ. Nếu vì 1 lý do nào đó mà hệ thống bôi trơn động cơ không hoạt động hoặc không cung cấp dầu để tách 2 bề mặt cơ khí với nhau thì sẽ rất nguy hiểm cho động cơ. Đối với các chi tiết của động cư ô tô. Ta thường gặp kiểu bôi trơn nửa khô nửa ướt (Còn về nửa khô nửa ướt như thế nào thì các bác đọc tài liệu tìm hiểu nhé).
Sau đó, Giáo trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô sẽ cung cấp cho ta các quy trình bảo dưỡng và sửa chữa ô tô 1 cách tổng quát nhất. Để ta có cái nhìn cơ bản, khi ô tô gặp triệu chứng, ta nên làm công việc gì đầu tiên để tiến tới đích là sớm nhất và đúng nhất đồng thời khắc phục hoàn toàn các pan bệnh của động cơ không để nó kéo theo gây hư hỏng các chi tiết của hệ thống khác và đây là công việc quan trọng nhất của 1 kỹ thuật viên chẩn đoán hoặc có thể gọi đây là điều này nên sự khác biệt giữa 1 người kỹ sư và 1 kỹ thuật viên đơn thuần.
Tài liệu Giáo trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô khá hay. Ta lấy về tìm hiểu nhé và đừng quên Follow Fanpage: Tài liệu học tập ô tô của chúng mình nhé.
Kết cấu ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai
Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM
Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM
Để lại một bình luận