Tài liệu chẩn đoán và sử chữa hệ thống cung cấp điện ĐH Hưng Yên sẽ giúp các bác tìm hiểu hơn về quy trình tháo lắp cũng như chẩn đoán một số hư hỏng trên hệ thống cung cấp điện ô tô.
Hệ thống cung cấp điện trên động cơ ô tô thật ra gồm tới 2 cụm chi tiết, đầu tiên là bình Acquy tích trữ điện sử dụng cho các thiết bị điện khi máy phát chưa hoạt động và thứ 2 đó là máy phát điện trên động cơ. Máy phát có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị điện hoạt động đồng thời đảm bảo nguồn điện ổn định trong suốt quá trình vận hành của ô tô.
Về cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát thì Ad có một số các tài liệu nói về máy phát. Ad Offer các bác 2 tài liệu nên tham khảo nhé.
Máy phát điện trên động cơ đốt trong
Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Tài liệu chẩn đoán và sử chữa hệ thống cung cấp điện ĐH Hưng Yên chỉ giúp các bác tìm hiểu về quy trình tháo lắp và xử lý các sự cố trong máy phát chứ không đi sâu vào phân tích cấu tạo chi tiết hệ thống. Nên các bác tham khảo cấu tạo ở bài viết trên nhé.
Tài liệu chẩn đoán và sử chữa hệ thống cung cấp điện ĐH Hưng Yên cung cấp cho ta quy trình tháo lắp tiêu chuẩn máy phát trên ô tô. Cũng như Tháo lắp bộ khởi động trên ô tô thì quy trình tháo lắp máy phát không đòi hỏi quá cao về năng lực chuyên môn. Chỉ cần kỹ 1 ít thì ta có thể dễ dàng tháo rời các chi tiết của máy phát này.
Như các bác đã tìm hiểu ở các giáo trình điện động cơ ô tô thì máy phát trên ô tô có 3 cụm chi tiết chính: Thứ nhất là cụm chi tiết Rotor và Stator để tạo ra dòng điện xoay chiều theo hiện tượng cảm ứng điện từ, thứ hai đó là cụm chi tiết chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành 1 chiều cung cấp cho các thiết bị điện trên ô tô và cuối cùng là cụm chi tiết điều áp giúp đảm bảo giá trị điện áp trên ô tô không đổi trong suốt thời gian vận hành của ô tô.
Mỗi 1 chi tiết như vậy cũng sẽ có hư hỏng đặc trưng của nó. Thế nhưng để sửa chữa các hư hỏng vặt này thì ta phải biết tháo lắp hết các chi tiết này trên máy phát ô tô. Chính vì thế, Tài liệu chẩn đoán và sử chữa hệ thống cung cấp điện ĐH Hưng Yên đã cung cấp cho chúng ta quy trình tháo lắp máy phát cho thuận tiện nhất, đỡ tốn công nhất và tất nhiên các bác muốn tháo sao cũng được nhưng theo quy trình Tài liệu chẩn đoán và sử chữa hệ thống cung cấp điện ĐH Hưng Yên thì nó tối ưu hơn thôi.
Sau khi biết tháo lắp thì ta phải biết kiểm tra các phần tử trong máy phát. Trước tiên là kiểm tra phần điện cảm của Rotor. Hai vòng thau tiếp điện trên rôto phải thật nhẵn và tròn. Nếu bị sây sước hay bị méo phải tiện lại cho tròn Kiểm tra tình hình liên mạch của cuộn cảm nhờ bóng đèn thử 110V – 15W giữa hai vòng thau, bóng đèn thử phải cháy sáng tốt. Cách phổ biến nhất là dùng ôm kế đo điện trở giữa hai vòng thau tiếp điện của rôto. Nếu điện trở cuộn cảm rôto đo được thấp hơn quy định chứng tỏ các vòng dây cuộn cảm bị chập mạch.Nếu điện trở đo được cao hơn quy định chứng tỏ có sự tiếp điện không tốt hay bị hở mạch.
Chi tiết thứ 2 cần kiểm tra đó là cuộn dây Stator. Kiểm tra Stator thì ta chỉ cần kiểm tra cuộn dây có bị hử mach hay không thôi và Tình hình nối tẳt trong dây stator tương đối khó phát hiện vì điện trở của các cuộn dây này là bé.Tuy nhiên nếu đã kiểm tra kỹ các chi tiết khác mà máy phát vẫn không đạt yêu cầu thì cớ hỏng do nơi các cuộn dây Stator.
Chổi than được coi là chi tiết thay thế nhiều nhất trong dịch vụ sửa chữa máy phát điện trên ô tô do đây là chi tiết đưa dòng điện sinh ra từ cuộn cảm và ứng để đưa đến các thiết bị điện trên ô tô. Chiều dài tối thiểu phần nhô ra của chổi than là 1,5mm. Nếu phần nhô ra có chiều dài ít hơn mức tối thiểu phải thay chổi than.
Tài liệu chẩn đoán và sử chữa hệ thống cung cấp điện ĐH Hưng Yên còn trình bày quy trình kiểm tra của các chi tiết trên máy phát khác. Các bác lấy về tìm hiểu thêm nhé. Chứ nói trên đây cũng không đầy đủ được.
Bên cạnh đó thì Tài liệu chẩn đoán và sử chữa hệ thống cung cấp điện ĐH Hưng Yên có liệt kê về các sự cố và cách khắc phục nó nữa. Các bác đọc qua phát là hiểu à với lại hư hỏng của máy phát đa phần là thay mới chi tiết chỉ trừ cuộn dây Stator là có thể hàn lại các mối hàn bị bong thôi. Các bác lấy tài liệu về tìm hiểu thêm nhé
Tài liệu đào tạo điện động cơ Toyota
Máy phát điện trên động cơ đốt trong
Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô
Để lại một bình luận