Giáo trình Nhiên liệu và dầu mỡ trên ô tô ĐH SPKT TPHCM sẽ cung cấp cho ta cơ sở để đánh giá nhiên liệu một cách tổng quát đến chi tiết của nhiên liệu và dầu mỡ sử dụng trên ô tô. Từ đó, việc lý do tại sao chọn nhiên liệu phù hợp cho động cơ nào đó và tại sao nhiên liệu này lại được sử dụng cho phương tiện giao thông này (Vi dụ: tại sao không sử dụng hệ thống nhiên liệu CNG cho các ô tô du lịch thương mại mà chỉ dùng cho ô tô Buýt :v qua bài này các bác sẽ biết tại sao).
Trước tiên, giáo trình Nhiên liệu và dầu mỡ trên ô tô ĐH SPKT TPHCM sẽ giới thiệu sơ lược về quá trình chế biến và chưng cất dầu khí. Đây là công việc chính của các kỹ sư hóa dầu. Nhưng, ta vẫn phải biết 1 cách cơ bản về các thành phần hóa học có trong dầu mỏ và khí thiên nhiên. Từ đó, ta biết được các dặc tính lý hóa của nó để ta ra quyết định cải tiến hệ thống nhiên liệu động cơ hay không.
Sau đó, giáo trình Nhiên liệu và dầu mỡ trên ô tô ĐH SPKT TPHCM sẽ phân tích về nhiên liệu xăng đang sử dụng trên động cơ. Về tính chống kích nổ cũng như tính dễ bay hơi của nhiên liệu động cơ xăng. Do đối với động cơ xăng, việc đốt cháy được mồi lửa bởi Bougie nên quá trình hòa trộn thành hòa khí phải làm sao cho càng đồng đều càng tốt.
Khác với nhiên động cơ xăng. Việc khảo sát nhiên liệu động cơ Diesel lại có chút khác về bản chất. Đối với nhiên liệu động cơ Diesel được đặc trưng bởi tính tự cháy của nhiên liệu nghĩa là khảo sát tính tự cháy của nhiên liệu động cơ, đảm bảo tính an toàn cháy nổi và đảm bảo về phát thải ô nhiễm, nghĩa là các tạp chất trong nhiên liệu mà nổi bật nhất là S (Lưu huỳnh) phải nằm trong ngưỡng cho phép.
Đối với nhiên liệu động cơ Diesel còn có 1 vai trò là độ nhớt động học. Do hệ thống nhiên liệu Diesel không chỉ sử dụng cho việc đốt cháy sinh công nó cũng là một môi chất đảm nhiệm quá trình bôi trơn và làm mát cho bơm cao áp của nhiên liệu trong hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
Sau đó, giáo trình Nhiên liệu và dầu mỡ trên ô tô ĐH SPKT TPHCM còn cùng ta phân tích về dầu bôi trơn và mỡ sử dụng trên ô tô. Như ta đã biết, dầu bôi trơn chính là môi chất công tác chính trong hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong. Giúp động cơ có thể giảm thiểu sự ma sát giữa các cặp chi tiết cơ khí đồng thời tải mạt sắt cũng như nhiệt độ của các chi tiết ra ngoài. Việc lựa chọn dầu bôi trơn phải vô cùng phù hợp để tránh hiện tượng dầu bôi trơn không phù hợp dẫn đến mài mòn các cặp chi tiết cơ khí nghiêm trọng hay làm các chi tiêt quá nhiệt dẫn đến bị giảm độ bền. Đặc biệt phải nhắc đến đó chính là quá trình bào mòn các chi tiết của hệ thống phát lực động cơ đốt trong và hệ thống cố định của động cơ.
Mỡ là một dạng đặc của dầu nhờn, cũng có nhiệm vụ giúp bôi trơn các khớp chi tiết cơ khí mà không đưa dầu bôi trơn đi vào được như các khớp cầu, bạc đạn lắp ở các trục,… giúp quá trình hoạt động của các chi tiết cơ khí được lâu hơn, tăng tuổi thọ giữa các cặp chi tiết trên.
Giáo trình Nhiên liệu và dầu mỡ trên ô tô ĐH SPKT TPHCM phân tích khá chi tiết lý cũng như hóa tính và cách đánh giá nhiên liệu cũng như dầu mỡ sử dụng trên động cơ. Từ đó, khi chọn dầu nhờn hay các nhiên liệu ta sẽ có cơ sở rõ ràng để lựa chọn chứ không còn như hồi trước nhớt đắt tiền là nhớt xịn :v nhưng nó không phù hợp thì cũng không hiệu quả đâu.
Nhiên liệu dầu mỡ và chất lỏng chuyên dùng ĐH BK TPHCM
Kết cấu động cơ đốt trong ĐH bách Khoa TPHCM
Hệ thống phun xăng điện tử EFI trên ô tô
Hệ thống điều khiển phun dầu điện tử EFI
Để lại một bình luận