Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS sẽ giúp chúng ta tìm hiểu 1 hệ thống siêu quen thuộc mà giờ nó thành luôn hệ thống tiêu chuẩn trên các ô tô đang phân phối trên thị trường rồi. Hệ thống này là hệ thống chống bánh xe ABS. Nhưng tài liệu BOSCH thì ta không chỉ tìm hiểu về cấu tạo và cách hoạt động đâu mà Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS sẽ giúp ta tìm hiểu về bản chất và phương pháp tính toán hay cơ sở lý thuyết của hệ thống phanh ABS. Các bác cùng Ad tìm hiểu nhén.
Trước tiên, Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo cũng như chức năng của các chi tiết trên hệ thống chống bánh xe ABS. Từ đó, ta có cái nhìn tổng quan và cách thức hoạt động tổng quát nhất của hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS tuy viết tiếng anh. Tuy nhiên cũng khá dễ hiểu. Mà các bác nào yếu anh văn quá thì có thể tham khảo ở các bài viết Ad để phía dưới nhé.
Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS giới thiệu với chúng ta cơ sở lý thuyết chính của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Các bác có hỏi là tại sao bánh xe lại bị trượt khi phanh gấp không? Do lực phanh lớn quá nên làm bánh không quay được? hay do bánh trơn quá không phanh được? Đó là một số hệ quả thôi. Nguyên nhân thì chưa chắc. Yếu tố mà làm bánh xe bị trượt khi phanh chính là do lực bám của bánh xe và mặt đường.
Thông thường khi ta phanh, cơ cấu phanh sẽ xuất hiện 1 lực phanh và tác dụng lên bánh xe giúp ô tô giảm tốc độ và sau đó dừng hẳn. Vậy, các bác thấy chi tiết quyết định ô tô có giảm tốc độ và dừng lại hay không chưa chắc là hoàn toàn từ cơ cấu phanh. Mà nó 1 phần còn đến từ bánh xe. Bánh xe luôn có một lực tác dụng lên mặt đường đó là lực bám và lực phanh truyền xuống bánh xe tối đa cũng chỉ có thể bằng giá trị lực bám đó nhé. Nếu lớn hơn thì bánh xe sẽ không còn bám trên mặt đường nữa và từ đó tạo ra hiện tượng quay trơn và đó là vấn đề mà hệ thống chống bó cứng phanh ABS đang muốn khắc phục.
Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS ghi rất chi tiết đấy, các bác lấy về đọc hiểu thêm hén.
Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS tiếp theo sẽ giúp ta tìm hiểu về cách thức hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên ô tô. Không phải là khi bắt đầu bánh xe quay trơn mà hệ thống phanh ABS mới hoạt động đâu nhé. Thực ra là bộ ECU điều khiển ABS luôn tính toán giá trị hệ số trượt (Lamda trong tài liệu) ứng với giá trị tốc độ của 4 bánh xe. Khi phát hiện hệ số trượt đang tăng đến giá trị có nguy cơ xảy ra hiện tượng bó cứng phanh thì bộ điều khiển ABS sẽ phát tín hiệu đến các cơ cấu chấp hành tiến hành đóng – ngắt và giữ các mạch dầu tương ứng để đảm bảo được lực phanh lớn nhất đồng thời cũng không gây ra trường hợp bánh xe bị bó cứng.
Tài liệu BOSCH về cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ABS còn giúp ta tìm hiểu 1 số mô hình tính toán hệ thống chống bó cứng phanh ABS nữa. Nói chung, Tài liệu BOSCH sẽ khó hiểu hơn nhưng nếu hiểu thì các bác sẽ hiểu nó rất sâu nhé.
Cấu tạo hệ thống ABS và EBD trên ô tô
Lý thuyết động học chuyển động ô tô
Cấu tạo hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô Audi
Cấu tạo cơ cấu phanh Ceramic trên xe ô tô BMW
Để lại một bình luận