Tài liệu đào tạo góc đặt bánh xe trên ô tô BMW sẽ giúp các bác nắm rõ hơn về các góc đặt bánh xe trên ô tô BMW. Mặc dù đây là 1 chi tiết rất nhỏ trên hệ thống treo ô tô nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đánh lái củahệ thống lái, sự cân bằng động học trong cả khung gầm và độ mòn của lốp khi ô tô vận hành trên đường á.
Góc Caster có tiếng việt gọi là góc nghiêng ngang với trục đứng. Đây là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay đứng.
Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là “Góc Caster dương” còn nghiêng về phía trước gọi là “Góc Caster âm“.
Đây là góc đặt bánh xe trên ô tô BMW đầu tiên nhưng cũng có vai trò quan trọng nhất trong các góc đặt bánh xe trên ô tô. Góc Caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng. Còn khoảng Caster thì ảnh hưởng đến khả năng hồi vị bánh xe (Các bác để ý là thấy khi trả lái, vô lăng sẽ quay về vị trí đi thẳng ta gọi đó là khả năng hồi vị bánh xe) khi xe chạy trên đường vòng.
Tài liệu góc đặt bánh xe trên ô tô BMW chỉ giới thiệu với chúng ta về giá trị và những ưu điểm của góc Caster trên BMW thôi. Các bác nếu muốn biết hồi vị bánh xe như thế nào, các bác có thể đọc thêm ở giáo trình cấu tạo ô tô hoặc bài viết vềgóc đặt bánh xe của ô tô Toyota nhé.
Bài giảng cấu tạo ô tô ĐH GTVT
Giáo trình Kết cấu ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM
Góc Camber là góc nghiêng của bánh xe so với phương thẳng đứng. Khi phần trên của bánh xen ghiêng ra phía ngoài gọi là “Góc Camber dương” và ngược lại bánh xe nghiêng vào trong gọi là “Góc Camber âm“.
Trước đây, các bánh xe thường có Góc Camber dương để tăng độ bền của trục trước và cho lốp xe tiếp xúc thẳng góc với mặt đường nhằm ngăn hiện tượng mòn không đều. Tuy nhiên trong các kiểu xe hiện đại, hệ thống treo ô tô có độ bền trục cao hơn trước đây khá nhiều và điều kiện mặt đường bằng phẳng và tốt hơn trước rất nhiều nên góc Camber được giảm xuống gần đến bằng “Không”. Trên thực tế nhiều xe có góc Camber âm để tăng tính năng chạy đường vòng của xe.
Và đúng vậy, các Góc Camber trên các dòng ô tô BMW hiện nay cũng đều trang bị góc Camber âm. Và thật sự góc Camber âm thể hiện rõ vai trò rất tốt của nó khi ô tô quay vòng.
Khi tải trọng thẳng đứng tác dụng lên 1 bánh xe nghiêng thì sẽ sinh ra một lực theo phương nằm ngang. Ta tạm gọi lực này gọi là “Lực đẩy ngang”. Lực đẩy ngang này tác động theo chiều vào trong khí góc Camber là góc âm và theo chiều ngược lại (Ra ngoài) nếu nó là góc Camber dương. Khi xe chạy trên đường vòng, vì xe luôn có xu hướng nghiêng ra phía ngoài (Do ảnh hưởng của lực ly tâm) chính vì thế, nên góc Camber trở nên dương hơn và lực đẩy ngang về theo hướng vào trong xe cũng giảm xuống do đó lực quay vòng cũng giảm xuống và góc Camber âm của bánh xe giúp cho bánh xe không bị “hiện tượng Camber dương” khi chạy vào đường vòng và duy trì lực quay vòng thích hợp.
Độ chụm (Toe) là góc đặt bánh xe tiêu chuẩn trên tất cả các ô tô vận hành trên đường. Do đây liên quan đến yếu tố an toàn chứ không chỉ đơn giản là sự tiên nghi của người lái.
Độ chụm (Toe) là độ lệch của phần trước và phần sau của bánh xe khi nhìn tư trên xuống. Góc lệch của bánh xe được gọi là góc chụm. Khi phần trước của các bánh xe gần nhau hơn so với phần phía sau thì được gọi là “Độ chụm” và ngược lại ta gọi là “Độ choãi“.
Mục đích chính của độ chụm bánh xe chính đó chính là đảm bảo ổn định khi xe chạy trên đường thẳng. Chính vì 2 bánh có xu hướng chụm vào nhau nên từ sự trượt của bánh xe với mặt đường sẽ tạo ra một lực giúp giữ xe luôn đi về phía trước mặc cho người lái không tác dụng lực vào Vô lăng. Đây rất cần thiết để giảm tối đa rủi ro cho người đi đường khi người lái vì lý do gì đó (Ngủ gục, bị đột tử,…) mà không điều khiển vô lăng được, nếu không có độ chụm thì chỉ cần 1 lực rất nhỏ trên mặt đường cũng sẽ làm vô lăng lệch hướng và sẽ làm ô tô đổi hướng gây va chạm nghiêm trọng.
Tài liệu đào tạo góc đặt bánh xe trên ô tô BMW giới thiệu với chúng ta 1 góc đặt bánh xe nữa đó là góc đặt bánh xe Steering Axis Inclination (SAI). Nhưng theo giáo trình và tài liệu mà Ad đọc thì Ad thích gọi đây là góc Kingpin hơn. Góc Kingpin còn được gọi là góc trục xoay đứng và trục xoay này được xác định bằng một đường tưởng tượng đi qua ổ bi đỡ trên bộ giảm chấn của hệ thống treo trên ô tô.
Để hiểu hơn về vai trò của góc Kingpin thì trước tiên, ta hãy tìm hiểu sơ lược về cơ chế hình thành lực lái trên bánh xe đã. Khi đánh lái, với tâm là trục xoay đứng còn bán kính là khoảng lệch R0. Vậy, moment cần quay bánh xe sẽ lớn khi bán kính R0 càng lớn chính vì thế lực lái cũng sẽ tăng lên. Vậy, cách đơn giản nhất để giảm lực lái đó là (Làm góc Caster dương) và làm nghiêng trục xoay đứng.
Vậy, chức năng đầu tiên đó của góc Kingpin là giảm lực tay lái trên vô lăng. Và theo định luật III Newton, nếu ta giảm được lực tay lái xuống bánh xe thì cũng sẽ giảm được lực từ bánh xe tác dụng lên tay lái. Vậy chức năng thứ 2 của góc Kingpin đó chính là giảm lực phản hồi từ bánh xe lên vô lăng.
Phần tiếp theo của tài liệu đào tạo góc đặt bánh xe trên ô tô BMW sẽ giúp ta tìm hiểu về trục lái của ô tô và các góc đánh lái cơ bản trên ô tô. Từ đó phân tích về những yếu tố gây ra trường hợp lái nghiêng trên ô tô (Đánh lái ít qua bên phải mà đi nhiều nhưng đánh lái nhiều qua bên trái ô tô lại đi ít).
Tài liệu đào tạo góc đặt bánh xe trên ô tô BMW không phân tích đầy đủ hết tất cả những vấn đề quay quanh góc đặt bánh xe. Thế nhưng nó giúp mình nắm được các góc đặt cơ bản trên xe và tác dụng của nó. Các bác lấy về tìm hiểu nhé.
Cấu tạo hệ thống lái và treo của ô tô Ford
Tài liệu vật liệu cấu tạo lốp xe ô tô
Tài liệu Động học chuyển động xe ô tô BMW
Cấu tạo hệ thống khung gầm xe ô tô BMW X1
Để lại một bình luận