Tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống CVVT trang bị trên các dòng xe Huyndai sẽ giúp ta hiểu từ cơ bản đến chi tiết hệ thống phối khí điều khiển thông minh CVVT của Huyndai hoạt động như thế nào. Từ đó, ta cũng có thêm cơ sở để so sánh các hệ thống điều khiển van nạp biến thiên theo thời gian khác như VVT-i Của Toyota hay VVT trang bị trên các dòng xe Audi. Từ đó, biết được đặc trưng kết cấu của công nghệ này của các hãng sản xuất ô tô.
Tài liệu được một bạn Sinh viên soạn nhưng khá hay đầy đủ và chi tiết. Ít nhất tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống CVVT trang bị trên các dòng xe Huyndai sẽ giúp ta hiểu được nguyên lý hoạt động của hệ thông CVVT và cấu tạo cơ bản của nó .
Trước tiên, tài liệu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống CVVT sẽ cho ta thấy tổng quan về cấu tạo các hệ thống. Lý do cần có các chi tiết như là bộ căng xích, thanh đẩy xích nhằm giúp tăng độ căng xích tránh khi xích bì mòn dẫn đến tiếng kêu lớn trong động cơ. Sau đó, tài liệu tiếp tục phân tích về ảnh hưởng của pha phối khí đến quá trình hoạt động của động cơ đốt trong.
Xupáp thải bắt đầu mở sớm trước khi piston tới ĐCD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thải, bằng cách cho sản vật cháy tự thoát ra nhờ chênh áp giữa xilanh và đường thải. Với mục đích làm giảm tải trọng động cho xupáp, cần phải cho xupáp mở và đóng đường thông một cách từ từ. Chính vì vậy việc mở sớm xupáp thải nhằm tạo ra giá trị “thời gian – tiết diện” đủ để áp suất trong xilanh được giảm đến mức yêu cầu khi piston bắt đầu đi ngược từ ĐCD lên ĐCT. Khi đã mở sớm xupáp thải vào thời điểm hợp lý sẽ làm giảm công tiêu hao cho việc đẩy khí thải. Nhưng nếu mở xupáp thải quá sớm sẽ làm giảm công giãn nở trên đồ thị công, qua đó làm giảm công suất động cơ. Tốc độ của động cơ càng cao thì thời điểm mở xupáp thải phải càng sớm.
Xupáp thải bao giờ cũng đóng muộn (sau khi piston đã đi qua ĐCT) nhằm đảm bảo đủ trị số “thời gian – tiết diện” cho sản vật cháy đi ra ở cuối hành trình thải, mặt khác nhằm lợi dụng chênh áp > 0 để sản phẩm cháy được thải tiếp, giảm lượng khí sót còn lại trong xilanh. Ngoài ra, việc đóng muộn xupáp xả còn nhằm sử dụng quán tính của dòng khí trên đường thải, sinh ra giảm áp có tính chu kỳ, thấp hơn giá trị trung bình của , tạo điều kiện thuận lợi để thải sạch hơn.
Sau đó, tài liệu cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống CVVT trang bị trên các dòng xe Huyndai cung cấp cho ta cơ sở lý thuyết của việc thay đổi góc phối khí và đó là bước đệm để ta nghiên cứu về hệ thống CVVT.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nhất là công nghệ điều khiển tự động. Hơn hết là điều khiển tự động bằng thủy lực. Điều khiển bằng thủy lực làm việc có hiệu quả cao, độ nhạy lớn, phù hợp với việc điều khiển các cơ cấu mang tính chính xác cao. Nhiều nhà sản xuất, chế tạo động cơ trên thế giới đã áp dụng công nghệ này vào việc điều khiển các cơ cấu, các chi tiết,… trong động cơ. Đi đầu là nhà sản xuất động cơ HUYNDAI áp dụng hệ thống xoay trục cam nạp vào việc điều khiển cơ cấu phân phối khí trong động cơ. Với hệ thống này sẽ tự động điều khiển xoay trục cam nạp đi một góc nào đó để thay đổi góc phân phối khí phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
Hệ thống xoay trục cam nạp sử dụng áp suất dầu bôi trơn của động cơ cùng với sự điều khiển của van điện từ làm xoay trục cam dẫn động xupáp.
Tài liệu Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống CVVT trang bị trên các dòng xe Huyndai phân tích khá là chi tiết. Các bác lấy về tìm hiểu nhé.
Đào tạo động cơ trang bị trên Huyndai Elantra
Kết cấu động cơ GDI trang bị trên Huyndai
Tài liệu đào tạo động cơ Diesel của BMW
Kết cấu hệ thống phối khí động cơ đốt trong
Nguyễn Đoàn Ngọc Linh viết
Cho em xin pass giải nén file với ạ