Tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai sẽ cung cấp cho ta quy trình bảo dưỡng cũng như các thao tác tháo lắp và sửa chữa cụm vi sai ô tô. Giúp ta có quy trình chuẩn trong việc tháo lắp để hạn chế các hư hỏng tối đa khi tháo lắp bộ vi sai ô tô.
Bộ vi sai là một trong các bộ phận trong cụm cầu chủ động ô tô. Giúp quá trình quay vòng của ô tô thực hiện đúng theo quỹ đạo mong muốn của ô tô. Trong tài liệu này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, cấu tạo cũng như quy trình bảo dưỡng và sửa chữa cụm vi sai này.
Trước tiên, Tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai sẽ phân loại và nêu ra công dụng cũng như yêu cầu đối với bộ vi sai:
Công dụng: Bộ vi sai đảm bảo cho các bánh xe quay với tốc độ khác nhau lúc xe quay vòng hay chuyển động trên đường không bằng phẳng, hoặc có sự sai lệch về kích thước của lốp, đồng thời phân phối lại moment xoắn cho hai nữa trục.
Phân loại: Theo công dụng chia thành: vi sai giữa các bánh xe, vi sai giữa các cầu, vi sai giữa các truyền lực cạnh.Theo kết cấu chia thành: vi sai bánh răng nón, vi sai bánh răng trụ, vi sai cam, vi sai trục vít, vi sai ma sát thuỷ lực, vi sai có tỷ số truyền thay đổi. Theophân phối moment xoắn chia thành: vi sai đối xứng (moment xoắn phân phối điều trên các trục), vi sai không đối xứng (moment xoắn phân phối không điều trên các trục).
Yêu cầu: Phân phối moment xoắn từ động cơ cho các bánh xe hay các cầu theo tỷ lệ cho trước, phù hợp với trọng lượng bám của bánh xe với mặt đường. Đảm bảo số vòng quay khác nhau giữa các bánh xe chủ động khi ôtô vào đường vòng, chạy trên đường gồ ghề hay trong nhiều trường hợp khác. Kích thước truyền động phải nhỏ. Hiệu suất truyền động cao.
Sau đó, Tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai sẽ cung cấp cho ta cấu tạo cơ bản của các bộ phận vi sai. Như vi sai đối xứng, vi sai ma sát trong cao vi sai chống trượt,…
Tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai chỉ giúp ta tìm hiểu về bộ vi sai chống trượt đơn giản nhất đó là loại vi sai ma sát trong cao (Sử dụng lực ma sát để khóa cứng các bộ phận của bộ vi sai). Nhưng hiện nay, các xe đời mới thường sử dụng các bộ vi sai chống trượt hiện đại hơn, ví dụ là bộ vi sai chống trượt kiểu trục vis bánh vis (Vi sai Torsen hay LSD),…
Cuối cùng, Tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai sẽ cung cấp cho ta quy trình bảo dưỡng và sửa chữa cụm vi sai ô tô. Giúp ta nắm được các quy trình tháo lắp cơ bản của cụm vi sai ô tô.
Thiết kế tính toán hệ thống truyền lực ô tô
Bảo dưỡng sửa chữa cầu chủ động và truyền lực chính ô tô
Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền động trung cấp nghề Hà Nam
Kết cấu hệ thống hai cầu chủ động 4WD và AWD Toyota
Để lại một bình luận