Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô là tài liệu mà Ad sưu tầm được của BOSCH. Ghi về các chi tiết và cấu tạo hệ thống phanh trên ô tô. Các bác đọc chơi nhé.
Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những ý tưởng ban đầu hình thành hệ thống phanh đến khi phát triển thành 1 hệ thống phanh hoàn chỉnh được sử dụng trên ô tô.
Như chúng ta đã thấy thì ban đầu, hệ thống phanh không được như ta thấy có cơ cấu phanh, dẫn động phanh, trợ lực phanh pla pla pla như bây giờ đâu mà hệ thống phanh thời sơ khai chỉ là những cụm chi tiết cơ khí rất đơn giản nhằm giúp khóa cụm chi tiết truyền động và từ đó giảm tốc độ di chuyển và dừng hẳn. Các bác lấy Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô về tìm hiểu thêm nhé. Phần này khá là hay của tài liệu BOSCH do hầu hết chả có tài liệu nào nói về vấn đè này hết.
Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu từ cách phân loại các hệ thống phanh trên ô tô đến thành phần các chi tiết trong hệ thống phanh ô tô. Như Ad đã kể ở trên, hệ thống phanh ta chia làm 3 cụm chính: Cơ cấu phanh – Cụm chi tiết thực hiện công việc phanh để làm giảm tốc độ của ô tô hoặc dừng hẳn, Dẫn động phanh – Cụm chi tiết giúp đưa tác động của người lái đến cơ cấu phanh để tiến hành phanh ô tô và Trợ lực phanh – Cụm chi tiết giúp làm giảm lực cần thiết tác động vào dẫn động phanh trên ô tô.
Tùy theo các dạng Cơ cấu phanh, Dẫn động phanh và trợ lực phanh mà ta sẽ có các loại hệ thống phanh khác nhau. Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô ghi khá rõ đấy các bác lấy về tìm hiểu thêm.
Tiếp theo, Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của từng chi tiết cụ thể trên hệ thống phanh trên ô tô. Nếu các bác chưa tìm hiểu về hệ thống phanh (Đối với các bạn sinh viên năm 1 – năm 2) thì các bác đọc bài viết Ad để phía dưới nhé do tài liệu BOSCH là tiếng anh và thường ghi khá học thuật nên cũng tương đối khó khăn cho các bác.
Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô thì liệt kê và phân tích khá nhiều cấu tạo và chức năng hoạt động của hầu hết các hệ thống phanh trên ô tô. Còn Ad thì chỉ giới thiệu một vài chi tiết đặc biệt cho các bác tìm hiểu sơ thui nhé. Các bác lấy Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô về đọc thêm nhé.
Cụm chi tiết trong hệ thống phanh trên ô tô mà Ad thấy phức tạp nhất là bộ trợ lực chân không và xylanh kép sử dụng trên hệ thống phanh ô tô. Theo Ad thì bác nào chưa tìm hiểu về 2 chi tiết này mà muốn hiểu rõ về chức năng và cách hoạt động của nó thì các bác nên lấy tài liệu tiếng việt đọc đã nhé.
Bộ trợ lực chân không thì hoạt động theo nguyên lý áp suất thôi, khi người lái đạp bàn đạp phanh, thông qua ty đẩy đưa các chi tiết trong bộ trợ lực đi sang trái (Theo hình dưới) và đóng lại các ngăn thông gió với môi trường và từ đó tạo ra áp suất chân không bên phía tay trái. Dưới sự tác động của áp suất (Áp suất thường di chuyển từ nơi có áp cao đến nơi có áp thấp) sẽ hỗ trợ lực cho người lái từ đó giảm được lực cần thiết tác dụng vào bàn đạp của người lái.
Còn chi tiết còn lại là cụm xylanh kép. Cụm xylanh kép này cũng rất là hay. Vừa có thể tiết kiệm chi phí và không gian lắp đặt cho hệ thống phanh đồng thời vẫn đảm bảo được yêu cầu của hệ thống phanh là có thể hoạt động độc lập cho từng dòng nếu có xảy ra sự cố. Bài viết khá dài rồi nên các bác lấy Tài liệu BOSCH đào tạo về hệ thống phanh trên ô tô về tìm hiểu thêm hén không hiểu thì lên Fanpage hỏi Ad hoặc mail Ad cũng được.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống phanh điện từ
Hệ thống phanh Brake By Wire (BBW) trên ô tô
Cấu tạo hệ thống phanh Sensotronic Mercedes Benz
Tài liệu cấu tạo hệ thống phanh trên ô tô VW Touareg
Để lại một bình luận