Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS ô tô sẽ giúp ta hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống trợ lực điện thủy lực EHPS này.
Xét về cơ bản, hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS là hệ thống lai giữa 2 hệ thống trợ lực thủy lực truyền thống và hệ thống trợ lực điện EPS. Mặc dù hệ thống trợ lực điện EPS có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với hệ thống trợ lực thủy lực. Tuy nhiên, hệ thống trợ lực thủy lực vẫn không phải là không có thế mạnh của nó. Chính vì vậy, các nhà thiết kế mới tích hợp 2 hệ thống trợ lực này lại thành 1 “Cái gì đó mới” đây là hệ thống trợ lực điện thủy lực.
Như đã đề cập ở phía trên, hẳn phải có ưu điểm gì đó các nhà thiết kế ô tô mới còn giữ lại hệ thống trợ lực thủy lực. Và hình như câu trả lời đó chính là cảm giác lái của tài xế. Ta có thể thấy hãng xe mà giữ và phát triển hệ thống trợ lực thủy lực cho những chiếc xe của họ một thời gian khá là lâu mặc dù các hãng khác đã chuyển sang sử dụng trợ lực điện EPS để giúp giảm lực quay vô lăng đó là hãng xe BMW và ai mà đã từng đi BMW sẽ biết đó chính là cảm giác lái trên BMW phải nói là thật tuyệt vời.
Nhưng nhược điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực thể hiện rõ khi di chuyển ở tốc độ thấp, người lái sẽ phải dùng sức rất nhiều để quay vô lăng trong khi việc thực hiện chuyển hướng liên tục lại chỉ thường xảy ra khi xe di chuyển với tốc độ thấp (Chuyển làn, đỗ vào bãi xe,…). Điều đó rất bất tiện cho tài xế và khi di chuyển với tốc độ cao thì mực dầu trong hệ thống khá cao dẫn đến vô lăng bị nhẹ đi và đòi hỏi tài xế phải gì chặt vô lăng.
Tất cả các nhược điểm đó được khắc phục bởi hệ thống lái trợ lực điện. Thế nhưng, hệ thống lái trợ lực điện lại mất đi một cái mà trợ lực thủy lực mang lại cho tài xế đó chính là cảm giác lái chân thật. Khi cầm chặt vô lăng ở tốc độ cao giúp tài xế tập trung hơn và có cảm giác hơn khi tăng tốc hoạc giảm tốc. Đó là lý do tại sao tài xế trên các xe trợ lực điện thường dễ buồn ngủ hơn các tài xế xe tải (Do xe tải hầu hết sử dụng trợ lực dầu).
Hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS ra đời giúp ta trung hòa được 2 yếu tố trên. Vẫn có được cảm giác lái của hệ thống trợ lực thủy lực đồng thời vẫn có được sự tiện nghi của hệ thống lái trợ lực điện EPS. Ta hãy cùng tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống EHPS nhé.
Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS ô tô thật ra không phải là sự kết hợp giữa 2 hệ thống trợ lực thủy lực và điện. Mà Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS ô tô là hệ thống trợ lực thủy lực nhưng được điều khiển bởi bộ điều khiển trợ lực riêng giúp kiểm soát được các giá trị trợ lực ứng với điều kiện tải và tốc độ của ô tô.
Bên cạnh đó, tài liệu Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS ô tô còn giúp ta hiểu hơn về cách hoạt động của hệ thống đồng thời mô tả rất chi tiết cấu tạo và chức năng hoạt động của từng chi tiết trong hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS trên ô tô.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS ô tô chỉ liệt kê sơ về tính năng của hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS không có đi quá sâu vào chức năng từng chi tiết được (Do các chi tiết đó hoạt động cũng khá là phức tạp). Các bác có thẻ tìm hiểu sâu hơn ở các bài viết sâu về chi tiết hệ thống đó nhé.
Kết cấu hệ thống lái thông minh của BMW
Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện MDPS
Cấu tạo Hệ thống lái trên ô tô của Toyota
Để lại một bình luận