Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên trên cơ sở cũng như mấy giáo trình đào tạo điện động cơ khác giúp các bác nắm vững về các hệ thống cung cấp điện trên động cơ ô tô. Tuy nhiên, Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên cũng có cái hay riêng của nó các bác nào đang làm đồ án hay thuyết trình lấy về tìm hiểu cũng ngon cơm nè.
Máy phát và hệ thống cung cấp điện là nơi cấp nguồn điện hoạt động cho tất cả các trang thiết bị trên động cơ và ô tô. Ta có thể thấy hiện nay, các hệ thống điện trên động cơ và ô tô chiếm gần tới 60% và tất cả các thiết bị điện này đều được cung cấp điện năng bởi máy phát hoặc Acquy. Cả 2 cụm Acquy và máy phát trên ô tô ta gọi chung đó là hệ thống cung cấp điện trên ô tô.
Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên phân tích về 2 chi tiết này cũng rất kỹ. Nhưng nếu các bác muốn tham khảo thêm thì Ad Offer cho 2 tài liệu khá hay khác nè:
Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Máy phát điện trên động cơ đốt trong
Theo Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên thì Acquy là một thiết bị lưu trữ điện và được sử dụng rất phổ biến trên tất cả các lĩnh vực về lưu trữ năng lượng điện. Acquy sử dụng trên ô tô được xem là loại lưu trữ năng lượng cơ bản nhất. Nó khác với pin Lyon đang sử dụng trên điện thoại. Acquy là thiết bị lưu trữ điện dưới dạng hóa năng.
Nghĩa là khi có điện hóa xảy ra trong Acquy thì Acquy sẽ sinh ra dòng điện và cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện. Bên cạnh đó, Việc nạp điện được thực hiện bởi máy phát cũng thông qua nguyên lý điện hóa chuyển đổi các điện cực thành lại dung dịch Axit có trong Acquy.
Về Acquy thì thôi, đơn giản quá rồi nên Ad cũng không đề cập quá nhiều, Acquy chỉ có 2 dạng sử dụng trên động cơ ô tô dạng đầu tiên là Acquy ướt. Đây là dạng Acquy có thể châm nước và cần bảo dưỡng khi cần thiết. Loại Acquy khác là Acquy khô, Acquy này còn gọi là Acquy không bảo dưỡng nghĩa lafk hi xài hư thì vứt Easy chớ mọi người. Mình chỉ kiếm 1 thiết bị lưu trữ điện chứ không phải đi nghiên cứu sâu về nó nên… biết Acquy hoạt động sao là ok rồi.
Cũng theo Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên thì máy phát được chia làm 2 dạng: Có chổi than (Thông dụng) và không có chổi than (Sử dụng trên xe quân sự Mỹ).
Máy phát trên động cơ ô tô không chỉ có 1 chức năng là phát điện cho các thiết bị tiêu thụ điện đâu mà theo Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên thì máy phát có tới 3 chức năng chính:
Chức năng đầu tiên thì khỏi phải bàn rồi đó chính là phát điện cho các thiết bị tiêu thụ điện và nạp điện cho Acquy để tích trữ điện.
Chức năng thứ 2 của máy phát đó chính là nắn dòng xoay chiều AC thành dòng diện 1 chiều để sử dụng cho các thiết bị tiêu thụ điện do hầu hết thiết bị tiêu thụ điện hay nạp điện vào Acquy cũng sử dụng dòng điện 1 chiều.
Chức năng cuối cùng đó chính là ổn định điện áp (Còn gọi là ổn áp) thông qua chi tiết gọi là bộ điều áp IC. Do nếu điện áp dao động liên tục sẽ làm các thiết bị điện dễ hư hỏng chính vì thế, điện áp của máy phát phải được điều chinh sao cho ổn định tối đa có thể.
Mỗi 1 chức năng của máy phat đều cần có một cụm chi tiết để thực hiện công việc đó. Từ đó, các bác đã nắm sơ về cấu tạo của máy phát chưa. Theo Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên thì máy phát có 3 cụm chi tiết chính:
Cụm Rotor và Sator: Để tạo ra hiện tượng cảm ứng điện tử và sinh ra dòng điện cho thiết bị tiêu thụ điện sử dụng.
Bộ chỉnh lưu hay bộ chuyển đổi AC-DC: Giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều sinh ra bởi hiện tượng cảm ứng điện từ thành dòng điện 1 chiều cho thiết bị tiêu thụ điện sử dụng.
Bộ tiết chế hay bộ điều áp IC: Giúp ổn định dòng điện sinh ra bởi máy phát tránh làm hư hỏng các thiết bị diện trên động cơ.
Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên miêu tả về nguyên lý làm việc của máy phát rất kỹ nên Ad không đề cập chi cho mệt. Ad chỉ nói về những cái tổng quan nhất cho các bác nắm thôi nhé.
Máy phát hoạt động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ. Khi Rotor của máy phát(Có nam châm) quay trong cuộn dây Stator sẽ tạo ra sự biến đổi từ thông. Khi xuất hiện sự biến thiên từ thông sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây và thông qua cổ góp (Chổi than) để đưa dòng điện này đến bộ chỉnh lưu và đến bộ tiết chế IC để đưa dòng điện đến thiết bị tiêu thụ điện.
Còn bộ chỉnh lưu hoạt động thì đơn giản rồi. Gồm 1 đống Diot để chiểu đổi chiều dòng điện xoay chiều chỉ còn 1 chiều duy nhất và từ đó chuyển dòng xoay chiều thành 1 chiều.
Chức năng của bộ điều áp IC thì tương đối phức tạp 1 tí nhưng nói chung nếu các bác đọc thì cũng sẽ hiểu. Đó chính là thông qua sự điều khiển của hàng loạt các Transistor và Điot để đảm bảo dòng điện nạp vào Acquy và thiết bị tiêu thụ điện ở phạm vi ổn định mà không làm hư hại đến các thiết bị điện. Nếu lượng điện từ máy phát sinh ra quá nhiều thì bộ tiết chế sẽ điều khiển dòng điện kích triệt tiêu đi lượng điện quá lớn đó. Và nếu lượng điện nạp vào quá ít thì sẽ cháy đèn báo hiệu cho người lái nhận biết.
Giáo trình cấu tạo máy phát ĐH Hưng Yên liệt kê và phân tích chi tiết lắm, các bác lấy về tìm hiểu thêm nhé.
Tài liệu đào tạo điện động cơ Toyota
Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô
Tài liệu cấu tạo hệ thống điện trên xe ô tô BMW X1
Đồ án tính toán trang bị điện động cơ đốt trong
Để lại một bình luận