Ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô giúp ta hiểu rõ hơn về tác hại khí thải của ô tô gây ô nhiễm như thế nào đến môi trường.
Có thể nói ô nhiễm môi trường do khí thải từ ô tô được xem là vấn đề hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường ở các nước tân tiến trên thế giới.
Bên cạnh ô tô thải ra sản phẩm cháy chính đó chính là CO2 và H20. Ngoài ra, còn có một số thành phần khác tương đối độc hại đối với sức khỏe và môi trường sống như khí CO, NO2, HC chưa cháy hết,…
Ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô có thể được xem là vấn đề hàng đầu trong việc hạn chế khí thải độc hại vào môi trường và tác động vào điều kiện sống của chúng ta.
Trên ô tô ta có rất nhiều chất gây ô nhiễm và gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Cụ thể là sản phẩm cháy không hoàn toàn của nhiên liệu có nguồn gốc là Hydrocacbon sẽ tạo ra các chất độc hại như CO, NOx, SOx,… Và động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel còn thải ra một chất vô cùng độc hại khác đó tên là PM – Các hạt mụi than nhỏ có thể gây hại cho đường hô hấp của chúng ta.
Ở chương này, tài liệu ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô sẽ cùng ta vào phân tích cơ chế hình thành và nguyên nhân tạo ra các loại khí cháy độc hại trong động cơ xăng hiện nay. Cụ thể là nguyên nhân hình thành các chất khí như CO, NOx, SOx, Hợp chất HC,…
Bên cạnh phân tích cơ chế sinh ra các chất khí độc hại trên. Tài liệu ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô cũng có nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu và thông số đánh giá chính trong việc hình thành các hỗn hợp khí thải độc hại trên. Các bác chắc hẳn cũng biết là nồng độ các chất ô nhiễm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ. Khi hòa khí được pha trộn đậm đặc hay nhạt thì nồng độ khí thải cũng sẽ được thải ra tương ứng và từ đó, mức độ ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô cũng sẽ thay đổi tương ứng.
Yếu tố cần được đề cập nhiều nhất đó chính là hệ số lưu lượng không khí Lamda – Thông số rất được quan tâm trong hệ thống nhiên liệu của động cơ đốt trong để đảm bảo hỗn hợp hòa khí đáp ứng được nhiều tình trạng làm việc khác nhau của động cơ. Hệ số dư lượng không khí Lamda còn là thông số chính trong việc điều khiển phun xăng điện tử EFI (Electronic – Fuel – Injection).
Trong hệ thống phun xăng điện tử EFI có một đặc điểm khá là khó để khắc phục trong vấn đề ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô đó chính là chế không tải và tải thấp. Khi động có trang bị hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử EFI, lượng nhiên liệu khi phun ở 2 chế độ này thường sẽ đậm đặc hơn nhưng lại không đốt cháy được hoàn toàn và sẽ tạo ra nhiều loại khí thải độc hại ô nhiễm môi trường.
Để khắc phục 2 nhược điểm trên, các nhà sản xuất ô tô đã nghĩ ra phương án phun trực tiếp vào buồng đốt của động cơ ô tô và từ đó ta có công nghệ phun xăng trực tiếp GDI. Công nghệ này giúp giảm thiểu được lượng nhiên liệu phun vào động cơ khi ở tải thấp hoặc không tải (Do hệ thống phun xăng trực tiếp GDI có 2 chế độ phun là phun phân lớp và đồng nhất, khi tải thấp hay không tải sẽ hoạt động ở chế độ phun phân lớp và công suất động cơ sẽ phụ thuộc trực tiếp đến tỷ lệ hòa khí thay vì lượng hòa khí như hệ thống phun xăng điện tử EFI truyền thống). Các bác có thể tham khảo thêm về hệ thống phun xăng trực tiếp GDI ở các bài viết dưới đây nhé.
Ở chương này, tài liệu ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô đã đưa ra một số biện pháp giảm thiểu khí thải đang được sử dụng hiện nay.
Tài liệu trình bày khá là nhiều các phương pháp giảm thiểu khí thải độc hại. Nhưng quan trọng hơn cả cần được nhắc đến và sử dụng rất nhiều đó chính là phương pháp tuần hoàn khí thải EGR và sử dụng bộ xúc tác để biến đổi thành phần của khí thải thành chất sạch hơn.
Hệ thống này gặp nhiều ở ô tô du lịch sử dụng nhiên liệu Diesel hơn. Do đặc điểm của kiểu tuần hoàn khí thải EGR là đưa một phần khí thải về lại buồng đốt để hòa trộn với hỗn hợp hòa khí từ đó giảm nhiệt độ không gian buồng cháy để từ đó giảm được các chất khí thải độc hại như SOx,NOx.
Ở động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, hệ thống tuần hoàn khí thải EGR đưa tương đối ít khí thải về buồng cháy do đặc tính hòa trộn hòa khí và đặc điểm của động cơ cháy kiểu cưỡng bức.
Ở động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel, lượng khí thải tuần hoàn có thể đạt đến 40- 50%.
Bộ xúc tác là một tổ hợp gồm nhiều chất xúc tác như Pt, Ti,… để tạo điều kiện đốt cháy hoàn toàn các hợp chất HC chưa cháy hoặc giảm thiểu các loại khí cháy độc hại như NOx, SOx (bộ xúc tác 3 thành phần). Do chất lượng xăng dầu tại Việt Nam tiêu chuẩn khá thấp. Cụ thể là chỉ số chống kích nổ (Chỉ số Octane – RON ) chỉ có 95. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài đó chính là cắt khí thải. Đây cũng là một món khá hời cho anh/em ô tô ta kiếm ăn đấy nhé ^_^.
Cụ thể về chỉ số Octane, yêu cầu cầu và tiêu chuẩn của nhiên liệu. Tài liệu ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô không đi sâu vào phân tích. Ta có thể tìm hiểu tại đây.
Tài liệu ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô phân tích khá chi tiết. Anh/em hãy DOWNLOAD về tìm hiểu nhé.
Ngoài Tài liệu ô nhiễm môi trường và tác hại của khí thải ô tô thì Ad còn có khá nhiều bài viết về các công nghệ xử lý khí thải trên động cơ ô tô. Các bác có thể tham khảo thêm ở các bài viết phía dưới để hiểu hơn về một hệ thống xử lý khí thải gồm những gì và được trang bị như thế nào nhé.
Giáo trình lý thuyết kiểm định Nguyễn Ngọc Bích
Hệ thống tuần hoàn khí thải EGR trên động cơ 1VD-FTV trang bị trên Lexus LX 570
Bài giảng tính toán thiết kế động cơ đốt trong
Để lại một bình luận