Tài liệu Công nghệ Flexray trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu một công nghệ giao tiếp thân xe rất hiện đại trên ô tô. Đây được xem là công nghệ được nâng cấp trên nền tảng công nghệ công nghệ giao tiếp tiêu chuẩn của CAN-bus. Công nghệ CAN-bus thì chắc ai cũng biết rồi, nhưng công nghệ Flexray rất ít tài liệu đề tạp và Ad đã tìm được tài liệu nói về hệ thống giao tiếp điện thân xe rất hiện đại này.
Các bác đều biết, nếu như không có các hệ thống điện giao tiếp thân xe thì cứ 1 cảm biến cung cấp 1 thông tin thì ta phải đi dây tín hiệu đến từng 1 hộp điều khiển động cơ và các hộp điều khiển khác nhau trên thân xe. Điều này sẽ cần rất nhiều dây tín hiệu. Thông thường, nếu như so với 1 ô tô có trang bị công nghệ mạng giao tiếp điện thân xe CAN-bus thì số dây điện của ô tô có thể giảm đi khoảng ít nhất là 3 lần. Đủ để thấy sự cần thiết của hệ thống CAN-bus là như thế nào rồi.
Nguyên nhân thứ 2 mà hệ thống CAN-bus được coi là công nghệ tiêu chuẩn trong ô tô đó chính là cháy nổ. Theo nghiên cứu, ô tô có số lượng dây nhiều thường chiếm đến 70% tỷ lệ cháy nổ do chập mạch. Đủ để thấy điện đóm thật sự rất nguy hiểm trên ô tô.
Thật ra thì công nghệ Flexray cũng được thiết kế dựa trên nền tảng và cơ sở của công nghệ mạng giao tiếp CAN-bus. Nên các bác nào chưa biết về công nghệ CAN-bus thì nên tìm hiểu về công nghệ CAN-bus trước nhé, Ad offer cho 2 tài liệu phái dưới cho các bác tìm hiểu thêm về CAN-bus nè:
Hệ thống mạng giao tiếp CAN trên ô tô Toyota
Tài liệu đào tạo hệ thống mạng giao tiếp Can-Bus của BMW
Phần tiếp theo của Tài liệu Công nghệ Flexray trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về các kiểu mạng liên kết của của Flexray trên ô tô. Đây là nền tảng và là cơ sở cho sự bảo mật và truyền thông tin lẫn nhau của các hộp điều khiển trên động cơ và ô tô. Ví dụ, như thứ tự ưu tiên của việc nhận tín hiệu trên các hộp điều khiển động cơ. Loại mạng liên kết Flexray mà Ad thường thấy đó là mạng giao tiếp kiểu hình sao. Do thật ra đây là nền tảng dễ quản lý nhất. Tất cả thông tin của cảm biến đầu vào hay các thông tin phản ánh chất lượng vận hành của các thiết bị chấp hành như vòi phun của hệ thống phun xăng điện tử hay tín hiệu đánh lửa phản hồi (IGF) trên hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử ESA hoặc thậm chí một số các tín hiệu điều khiển điện tử trên ô tô như tín hiệu tốc độ ô tô trên bộ điều khiển cân bằng điện tử ESC, tín hiệu từ hệ thống chống trộm trên ô tô,… đều sẽ được lưu trữ và quản lý tại hộp điều khiển trung tâm (Master ECU). Sau đó, tùy theo điều kiện vận hành mà Master ECU sẽ chia sẻ thông tin đến các hộp điều khiển điện tử khác nhau trên ô tô.
Tiếp theo của Tài liệu Công nghệ Flexray trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu trúc dữ liệu của Flexray. Cũng tương tự như mạng giao tiếp CAN-bus thì dữ liệu Flexray cũng có cấu trúc. Ta phân loại thông tin Flexray thành 2 dạng, dạng thông tin tĩnh và dạng thông tin động. Giống như điều khiển lượng phun nhiên liệu trong hệ thống phun xăng điện tử EFI thì lượng phun nhiên liệu = Lượng phun cư bản + Lượng phun hiệu chỉnh. Thì theo Ad đọc Tài liệu Công nghệ Flexray trên ô tô, dạng thông tin tĩnh như là lượng phun cơ bản và dạng thông tin động như là lượng phun hiệu chỉnh nên dạng thông tin tĩnh đóng vai trò quyết định tín hiệu điều khiển và đó là nguyên nhân tại sao công nghệ Flexray tối ưu về đường truyền hơn CAN-bus rất nhiều. Bất kỳ khi nào Flexray đều đưa 1 thông tin tĩnh đi đến bộ điều khiển, tùy theo tình trạng đặc biệt mà ECU điều khiển phát hiện thì khi đó, hộp điều khiển ECU sẽ tính toán lại thông tin dựa trên thông tin được tổng hợp từ cả 2 dạng tĩnh và động. Nó rất khác với CAN-bus khi tất cả đều phải tính toán từ ban đầu.
Phần cuối cùng Tài liệu Công nghệ Flexray trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về tốc độ đường truyền của mạng giao tiếp Flexray so với CAN-bus và đưa ra bảng tổng kết và so sánh công nghệ Flexray với CAN-bus. Tài liệu Công nghệ Flexray trên ô tô có tầm chục trang mà Ad nói nhiều quá rồi hihi. Nói chung các bác lấy về đọc chơi nhé, công nghệ này thật sự đang rất là phát triển trên các dòng xe Châu Âu hiện nay do nó có thể tối ưu tốc độ đường truyền nhanh gấp khoảng 20 lần so với CAN-bus đấy.
Giáo trình điện thân xe ô tô PGS TS Đỗ Văn Dũng
Giáo trình điện động cơ và ô tô ĐH Hưng Yên
Tài liệu cấu tạo các hệ thống điện thân xe ô tô Porsche
Điện thân xe ô tô Toyota Camry 2007 phần 3
Để lại một bình luận