Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô được coi là hệ thống quan trọng nhất trong 7 hệ thống cấu thành động cơ đốt trong sử dụng trong ô tô.
Như các bác tài xế thường xuyên truyền tai nhau, khi đi xa trước tiên kiểm tra lốp, sau đó dầu nhờn cuối cùng là làm mát. Có thể thấy được hệ thống bôi trơn nằm ở vị trí thứ 2 chỉ sau lốp xe ô tô. Về hậu quả của nổ lốp thì các bác đã thấy nhiều rồi nên Ad cũng không đi nhắc chi cho thương tâm. Hôm nay Ad sẽ giúp các bạn hiểu hơn về một hệ thống cực kỳ quan trọng trong động cơ đó là Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô.
Như ta đã biết, các chi tiết cấu thành hệ thống đều là từ vật liệu cơ khí và hầu như các chi tiết này đều hoạt động liên tục khi động cơ hoạt động mà không phải là các cụm chi tiết tĩnh. Việc hoạt động liên tục như vậy giữa các bề mặt chi tiết cơ khí sẽ gây ra ma sát và mài mòn. Như ta đã tìm hiểu ở môn học bảo dưỡng và sửa chữa động cơ hoặc ô tô. 90% tất cả các hư hỏng xảy ra trên động cơ hay ô tô đều từ nguyên nhân ma sát và quá nhiệt mà ra. Để giảm thiểu tối đa các chi tiết cơ khi tiếp xúc trực tiếp với nhau, ta sử dụng dầu bôi trơn. Dầu bôi trơn sẽ len vào khe hở giữa các cụm chi tiết cơ khí và ở đó tạo thành 1 mảng dầu. Các chi tiết cơ khí không còn tiếp xúc trực tiếp với nhau nữa mà nó thông qua thành dầu giữa 2 chi tiết cơ khí đó với nhau. Mà để cung cấp dầu cho động cơ hoạt động, ta đâu thể nào lấy tay múc dầu rồi tạt vào động cơ. Chính vì thế, Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô ra đời và đây là hệ thống bắt buộc phải hoạt động ổn định trong suốt quá trình vận hành của động cơ ô tô.
Nếu động cơ không đủ dầu bôi trơn, thì chắc chắn sẽ có xu hướng hư vặt liên tục mặc dù tuổi đời động cơ còn đang rất cao (Xe mới mua 2 3 năm mà toàn lỗi vặt của các chi tiết cơ khí như tiếng gõ, trầy Block máy,…) dẫn đến sửa chữa và thay thế rất nhiều. Quan trọng hơn thế nữa, dầu nhờn còn có vai trò lấy đi nhiệt sơ bộ của các chi tiết mà hệ thống làm mát không tiếp xúc được. Nếu quá thiếu dầu nhờn cũng sẽ gây ra các hậu quả tiêu cực khi động cơ quá nóng (Rú pê, Giảm độ bền vật liệu,…).
Như đã đề cập, Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô gắn liền với động cơ đốt trong từ lúc nó tồn tại cho đến hiện nay. Chính vì thế, Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô có rất nhiều loại khác nhau theo trình tự phát triển của nó.
Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô đầu tiên và sơ khai nhất đó chính là hệ thống bôi trơn kiểu vung tóe. Hệ thống này có cách đưa dầu bôi trơn lên các chi tiết cực kỳ đơn giản đó chính là chế tạo ra 1 chi tiết “Múc” dầu nằm ở gần vị trí trục khuỷu – Thanh truyền, khi đông cơ hoạt động, chi tiết “Múc” này sẽ lấy dầu bôi trơn và “Quăng” dầu bôi trơn lên các chi tiết để bôi trơn cho động cơ.
Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô kiểu Vung Tóe có ưu điểm là KẾT CẤU SIÊU ĐƠN GIẢN nhưng cũng có nhược điểm vô cùng lớn là Hiệu quả bôi trơn vô cùng kém. Việc quăng dầu như thế phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tốc độ quay động cơ, lượng dầu bôi trơn có trong cate dầu và vị trí của các cụm chi tiết nên hầu như phương pháp bôi trơn này làm phương pháp bôi trơn chính động cơ xe ô tô không dùng nữa mà chỉ còn các động cơ xe máy sử dụng.
Phương pháp bôi trơn thứ 2 gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức.Hệ thống bôi trơn cưỡng bức thì hầu hết được sử dụng rất phổ biến trên các xe ô tô hiện nay. Tuy rằng hệ thống bôi trơn cưỡng bức có cấu tạo tương đối phức tạp nhưng hiệu quả bôi trơn rất ổn định và đảm bảo (Trừ khi bị nghẹt lọc dầu, rò rỉ đường ống dẫn hay hết dầu bôi trơn thôi.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm có các chi tiết chính như sau:
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức chia làm 2 loại chính: Đó là Hệ thống bôi trơn cưỡng bứcKiểu Cate ướt và Hệ thống bôi trơn cưỡng bức kiểu Cate khô.
Nguyên nhân có tên gọi Hệ thống bôi trơn cưỡng bức đó là dầu bôi trơn không được đưa đi một cách tự nhiên mà cưỡng bức thông qua một cơ cấu bơm. Thông thường, trong hệ thống bôi trơn do không yêu cầu về áp suất lớn nên ta sẽ sử dụng bơm bánh răng là chính. Dầu bôi trơn được bơm đến các kênh bôi trơn được làm sẵn trong các nắp máy, thân máy và bạc lóc trục khuỷu – Thanh truyền. Chính vì có sử dụng bơm nên Hệ thống bôi trơn cưỡng bức hoạt động khá ổn định và khả năng bôi trơn khá tốt.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bứckiểu Cate khô và Cate ướt chỉ khác nhau ở chỗ là Kiểu Cate khô sẽ dùng bơm phụ để bơm dầu nhờn đến hệ thống bôi trơn từ bình chứa. Còn kiểu Cate ướt thì dầu nhờn nằm ngay dưới Cate dầu nên chỉ cần 1 bơm dầu nhờn chính.
Tất nhiên, khi phân làm 2 loại thì sẽ có lý do của nó. Hầu hết xe ô tô du lịch đều sử dụng Hệ thống bôi trơn cưỡng bức kiểu Cate ướt do cho nó đơn giản. Hệ thống bôi trơn cưỡng bứckiểu Cate khô thường sử dụng cho các xe Địa hình, xe chuyên dụng là chính.
Còn 1 cách bôi trơn cho các động cơ 2 kỳ đó là phương pháp bôi trơn bằng cách bơm dầu nhờn vào nhiên liệu (Tụi mình hay gọi tên hay hay là Xăng pha nhớt á). Cách này là đơn giản nhất do Cách bôi trơn này thực tế không cần “hệ thống bôi trơn” thực hiện việc bôi trơn các chi tiết máy rất đơn giản, dễ dàng nhưng do dầu nhờn theo khí hỗn hợp vào buồng cháy nên dễ tạo thành muội than bám trên đỉnh piston. Pha càng nhiều dầu nhờn, trong buồng cháy càng nhiều muội, dễ làm cho piston quá nóng, dễ xảy ra hiện tượng cháy sớm, kích nổ và đoản mạch do bougie bị bám muội than. Ngược lại, pha ít dầu nhờn, bôi trơn kém, ma sát lớn dễ làm cho piston bị bó kẹt trong xylanh.
Mỗi 1 cách bôi trơn sẽ có ưu và nhược điểm. Chính vì thế các bác hãy tìm hiểu thêm nhé. Đây là tài liệu Ad trích lục lại từ Giáo trình cấu tạo động cơ ĐH Bách Khoa TPHCM, giáo trình cấu tạo động cơ ĐH SPKT TPHCM, Giáo trình cấu tạo ô tô ĐH GTVT và tài liệu kết cấu ô tô của PGS TS Nguyễn Khắc Trai. Các bác lấy về tìm hiểu nhé.
Hệ thống bôi trơn ĐH Bách Khoa TPHCM
Hệ thống bôi trơn ĐH SPKT TPHCM
Hệ thống bôi trơn ĐH GTVT TPHCM
Hệ thống bôi trơn tài liệu của PGS TS Nguyễn Khắc Trai
Giáo trình nhiên liệu và vật liệu bôi trơn
Bảo dưỡng và chuẩn đoán động cơ đốt trong
Nhiên liệu dầu mỡ và chất lỏng chuyên dùng ĐH BK TPHCM
Tài liệu cấu tạo ô tô ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Để lại một bình luận