Hệ thống phát lực là 1 chi tiết trong động cơ ô tô và đây có thể được coi là cụm chi tiết tạo ra nguồn động lực chính trên ô tô giúp cung cấp năng lượng cho cả ô tô hoạt động.
Hệ thống phát lực trên động cơ ô tô gồm có vài chi tiết cơ bản như:
Cụm chi tiết Piston.
Cụm chi tiết thanh truyền.
Cụm chi tiết Trục khuỷu – Bánh đà.
Bài viết này Ad soạn cho bác nào không có điều kiện Download được giáo trình cấu tạo động cơ về tìm hiểu. Nên nếu các bác sử dụng Laptop hay các Sì mát phôn mà có hỗ trợ giải nén các tập tin Rar hay hỗ trợ đọc file PDF thì bác lấy giáo trình động cơ về đọc nhé. Cụ thể thì Ad có 2 giáo trình động cơ khá hay là:
Giáo trình kết cấu động cơ đốt trong ĐH Bách Khoa TP.HCM
Giáo trình cấu tạo động cơ đốt trong ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Hệ thống phát lực động cơ đốt trong ô tô là hệ thống cung cấp nguồn động lực cho cả ô tô hoạt động. Đây là các chi tiết tạo thành buồng cháy để đốt cháy nhiên liệu sinh công cho động cơ đồng thời nhận công để thực hiện nén nhiên liệu để thực hiện tiếp quá trình đốt cháy động cơ.
Để hiểu cách sinh công của động cơ đốt trong. Các bác hãy tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong nhé. Ad đã soạn bài viết trên đó để các bác đọc kỹ hơn
Như Ad đã nói ở trên, hệ thống phát lực được chia làm 4 cụm chi tiết chính đó là: Cụm chi tiết Piston, Cụm chi tiết thanh truyền và cụm chi tiết trục khuỷu – bánh đà.
Các cụm chi tiết Piston sẽ có 2 chi tiết chính đó là: Piston, Xéc măng.
Piston có nhiệm vụ kết hợp với thân máy và nắp máy trong hệ thống cố định thực hiện việc nén nhiên liệu và tạo thành buồng cháy để đốt cháy nhiên liệu giúp quá trình cháy động cơ diễn ra.
Xéc măng thường sẽ có 2 dạng đó là Xéc măng dầu và Xéc măng khí. Xéc măng có nhiệm vụ chính là ngăn không cho khí lọt xuống phía dưới Piston và ngăn không cho dầu bôi trơn bị đưa vào trong buồng cháy gây ra tiêu hao quá mức dầu bôi trơn.
Ad chỉ có thể giới thiệu sơ lược như vậy, về cấu tạo chi tiết cụm chi tiết Piston thì các bác hãy lấy tài liệu về kết cấu hệ thống phát lực động cơ đốt trong ô tô để tìm hiểu kỹ hơn. Ad để link dưới nhé.
Cụm chi tiết này gồm có các chi tiết chính như: Thanh truyền và các bạc lót.
Đầu nhỏ thanh truyền sẽ được kết nối với Piston và đầu lớn thanh truyền sẽ kết nối với trục khuỷu. Thanh truyền là chi tiết trung gian để truyền và nhận năng lượng để cung cấp năng lượng cho động cơ hoặc thực hiện quá trình nén nhiên liệu động cơ.
Hầu hết, khi nhắc về hiện tượng thủy kích hay bị kích nổ. Chi tiết thanh truyền thường bị hư hỏng đầu tiên do chi tiết này chịu tác dụng của rất nhiều dạng lực trung gian khác nên các hệ lực này phân bố không hợp lý sẽ làm thanh truyền cong vênh. Các bác hãy tìm hiểu về hiện tượng thủy kích hay kích nổ trên mạng nhé. Cái này người ta làm nhiều rồi Ad không cần đề cập nữa nhén.
Trục khuỷu có nhiệm vụ chính đó là biến đổi chuyển động tịnh tiến của Piston sang chuyển động quay động cơ.
Bánh đà chỉ có nhiệm vụ chính đó là tích trữ năng lượng cho động cơ. Như chúng ta đã biết, trong động cơ 4 kỳ thì chỉ có 1 kỳ sinh công và trong động cơ 2 kỳ thì cũng chỉ có 1 kỳ sinh công. Các kỳ còn lại là tiêu hao công. Vậy, đâu ra năng lượng để thực hiện các kỳ đó thì câu trả lời nằm ở bánh đà.
Bánh đà được thiết kế sao cho khối lượng đủ lớn để tạo ra 1 lực quán tính quay trong suốt quá trình hoạt động của động cơ. Lực quán tính này sẽ giúp cung cấp công cho các kỳ còn lại để động cơ hoạt động theo đúng nguyên lý.
Nếu viết 1 bài nói chi tiết về hệ thống phát lực chắc Ad phải soạn lòi mắt luôn quá. Về hệ thống phát lực động cơ ô tô các bác chỉ cần nắm như vậy, còn cụ thể cấu tạo các chi tiết ra sao. Làm cách nào để làm kín buồng cháy hoặc cách thiết kế trục khuỷu sao cho cân bằng động tốt này nọ thì các bác có thể tìm hiểu sâu hơn ở các giáo trình cấu tạo động cơ đốt trong ô tô.
Nguồn năng lượng được sinh ra trong hệ thống phát lực sẽ được chuyển đến trục đầu vào của hộp số giảm tốc ô tô. Tại trục sơ cấp ô tô sẽ được bố trí 1 chi tiết ly hợp ô tô để ngắt hoặc truyền năng lượng của động cơ đến hộp số ô tô gọi là ly hợp do khi chuyển số mà không ngắt đường truyền năng lượng sẽ làm cho hộp số cũng như các chi tiết trong động cơ gặp xung động gây ra hư hỏng hộp số ô tô.
Chính vì đây là bài viết tổng quan về các chi tiết động cơ nên Ad sẽ để lại một số tài liệu có thể tham khảo khi tìm hiểu hệ thống phát lực động cơ ô tô nhé.
Giáo trình kết cấu động cơ đốt trong ĐH Bách Khoa TP.HCM
Giáo trình cấu tạo động cơ đốt trong ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Tài liệu kết cấu hệ thống phát lực động cơ
Để lại một bình luận