Tài liệu Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford sẽ giúp các bác nắm rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống treo và hệ thống lái với những vấn đề liên quan tới hệ thống treo và hệ thống lái như Góc đặt bánh xe ô tô, Lốp và mâm xe ô tô. Các bác cùng Ad vào tìm hiểu xem nhé.
Hệ thống lái trên ô tô có 3 nhiệm vụ chính, đầu tiên đó là giúp ô tô có thể chuyển hướng theo hướng mong muốn người lái nhưng vẫn tuân theo động học quay vòng của hệ thống lái để giúp hạn chế tối đa hiện tượng mòn lốp khi đánh lái. Thứ 2 đó chính là truyền chuyển động từ phía mặt đường lên vô lăng để người lái cảm nhận được tình trạng mặt đường và thứ 3 là tối ưu lực lái của người lái khi quay vô lăng.
Hệ thống treo trên ô tô cũng có 3 nhiệm vụ chính, nhiệm vụ đầu tiên là giúp ta ra dao động êm dịu phù hợp với não người khi có đi qua cung đường xấu và đi qua vật thể. Nhiệm vụ thứ 2 đó chính là dập tắt nhanh dao động tạo sự ổn định cho ô tô và cuối cùng là hướng lực truyền động ở truyền lực chính đến cầu bị động trên ô tô và tạo sự liên kết của các cầu chuyển động với nhau.
Hệ thống lái trên ô tô Ford mà tài liệu Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford giới thiệu với chúng ta là hệ thống lái trợ lực thủy lực. Hiện nay, trên các dòng ô tô Ford đã chuyển sang sử dụng hệ thống lái trợ lực thủy lực sang hệ thống lái trợ lực điện EPS. Chỉ còn một số các dòng xe thương mại như Ford Transist hay Ford Tourneo mới còn sử dụng hệ thống lái trợ lực thủy lực mà thôi.
Theo như tài liệu Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford và đây cũng là các phân loại cấu tạo chính trên hệ thống lái. Cấu tạo của hệ thống lái được chia làm 3 bộ phận chính: Cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái. Cơ cấu lái trên ô tô hầu hết đều chỉ sử dụng 2 loại cơ cấu lái thôi đó là cơ cấu lái trục Vis – Thanh răng và cơ cấu lái Ecu Bi tuần hoàn. Trong ô tô du lịch, hầu hết đều được trang bị cơ cấu lái trục Vis – Thanh răng. Nguyên nhân là do cấu tạo đơn giản và không yêu cầu lực quay vô lăng quá lớn như ô tô thương mại. Các bác có thể tham khảo ở giáo trình cấu tạo ô tô để hiểu hơn.
Dẫn động lái gồm vô lăng lái và trục dẫn động lái và các đòn xoay để truyền lực lái từ vô lăng xuống cơ cấu lái và đến các đòn xoay để xoay bánh xe một góc lái theo ý muốn của người lái. Hầu hết dẫn động lái đều có cấu trúc như nhau do đây hầu như là các chi tiết cơ khí.
Trợ lực lái là chi tiết có nhiều loại cơ cấu nhất và nhiều thay đổi nhất trong suốt quá trình phát triển hệ thống lái trên ô tô. Đối với ô tô Ford, hệ thống lái trên ô tô Ford thường được thiết kế rất hay, đối với các dòng xe du lịch mặc dù là trợ lực thủy lực nhưng vẫn hạn chế được nhược điểm của hệ thống này đó chính là giá trị trợ lực không quá nhỏ khi tốc độ động cơ thấp nhưng khi di chuyển lên tốc độ cao thì Vô lăng cũng không quá nhẹ để đảm bảo tính ổn định của ô tô.
Ad nói thêm 1 ít về hệ thống lái trợ lực điện EPS nhé do tài liệu Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford không có đề cập. Hệ thống lái trợ lực điện được sử dụng hầu hết tất cả các dòng xe du lịch trên Ford từ nằm 2018 như Ford Everest hay Ford Ecosport hoặc Ford Explorer. Tất nhiên, ưu điểm của hệ thống lái trợ lực điện EPS lộ ra rất rõ, đó là do hệ thống lái trợ lực điện EPS có khả năng điều khiển giá trị lực lái độc lập với tốc độ động cơ. Chính vì thế mà trợ lực lái điện EPS có thể linh hoạt tăng giá trị trợ lực lái khi tốc độ thấp và giảm thậm chí là thêm một ít giá trị trở lực cản trợ sự chuyển động của vô lăng khi di chuyển ở tốc độ cao.
Hệ thống treo trên ô tô Ford được coi là hệ thống treo “Khá chán” so với các hệ thống treo trên ô tô. Hầu hết các bác tài đều chia sẻ là hệ thống treo trên ô tô Ford thường giằn và cứng hơn so với hệ thống treo trên các xe khác. Thế nhưng, ta phải biết nguyên nhân của Ford làm vậy, Hệ thống treo có 3 bộ phận chính để thực hiện 3 nhiệm vụ mà Ad đã đề cập ở trên. Đầu tiên đó chính là bộ phận đàn hồi tạo ra sự êm dịu cho người lái, đây là chi tiết giúp êm dịu hơn nhưng đây cũng là chi tiết làm mất sự ổn định của ô tô nhất do chi tiết này sẽ làm thay đổi trọng lượng phân bố trên các cầu và từ đó thay đổi lực bám của ô tô khi phanh hoặc khi tăng tốc đột ngột. Nếu các bác đã đọc tài liệu Hệ thống cân bằng điện tử ESC trên ô tô, Ad có đề cập về sự ổn định chuyển động trên ô tô, các bác đọc là sẽ hiểu tại sao Ad nói thằng chi tiết đàn hồi là thằng làm mất ổn định chuyển động.
Chi tiết tiếp theo của hệ thống treo đây là chi tiết giúp khắc phục mấy cái nhược điểm của chi tiết đàn hồi. Đây là cụm chi tiết dập tắt dao động của chi tiết đàn hồi, để xe có thể quay về vị trí ổn định của xe. Thực tế, các hệ thống treo bán chủ động đều là tìm cách điều khiển lực giảm chấn của bộ phận giảm chấn. Do đây là cách duy nhất giúp điều khiển sự êm dịu của ô tô chứ không hẳn chỉ là bộ phận đàn hồi, do nếu ta dập tắt dao động chậm thì ô tô sẽ êm dịu hơn nhưng bù lại sẽ mất ổn định hơn. Nếu nâng giá trị lực giảm chấn lên thì dao động sẽ được dập tắt nhanh hơn nhưng bù lại ô tô thường dằn hơn và Ford hướng tới sự ổn định thay vì sự êm dịu nên mới dằn hơn thôi.
Còn chi tiết hướng lực truyền của truyền lực chính đến cầu bị động thực ra là các chi tiết cơ khí thôi. Các bác lấy về tìm hiểu xem hình là biết kế cấu ngay nên Ad không nói nhiều quá.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford cũng phân tích khá chi tiết đấy, các bác lấy về đọc chơi nhé.
Lốp xe là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và đây được coi là chi tiết được người lái quan tâm hàng đầu. Một lốp xe nó tốt sẽ có được nhiều ưu điểm không ngờ tới. Ad ví dụ chơi nhé, nếu các bác đã đọc về động học chuyển động ô tô của môn họclý thuyết ô tô rồi thì ta sẽ biết lốp có chiều rộng lớn sẽ giúp tăng diện tích tiếp xúc từ đó giúp tăng giá trị lực bám của bánh xe. Lực bám càng lớn nghĩa là giá trị lực kéo hoặc phanh nhận được càng lớn và cáchệ thống điều khiển ổn định xe không phải tìm cách giảm lực kéo và lực phanh khi có hiện tượng mất ổn định xảy ra chính vì thế ô tô sẽ chạy bốc hơn. Đấy là chưa tính vật liệu sử dụng làm lốp xe nhé. Nếu lốp xe có hệ số ma sát tốt cũng sẽ giúp tăng giá trị lực bám trên bánh xe và cái cuối cùng là hạn chế các tai nạn không đáng có. Việc sử dụng lốp xe quá hạn sử dụng hoặc quá mòn khi chạy tốc độ cao sẽ có hiện tượng nổ lốp xảy ra. Mà cái tai nạn này không xảy ra tốc độ thấp đâu do lốp đâu đủ nóng, khi chạy trên cao tốc mới nổ. Nổ lốp khi di chuyển với tốc độ 80 -100 km/h thì các bác tưởng tượng xem không chột cũng què hên hên thì vào nhà thương còn xui xui thi vào trại hòm đó.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford không có đi vào phân tích cái này, nhưng muốn độ lốp độ mâm thì các bác phải tìm hiểu sơ về thông số kỹ thuật của lốp và mâm xe mẫu. Khi lên mâm thì hạ lốp đi để đảm bảo chiều cao của ô tô, còn không thì mệt với mấy anh đăng kiểm lắm hihi.
Một phần tiếp theo cũng rất là quan trọng đó chính là góc đặt bánh xe trên ô tô. Đến cả xe máy còn có góc Caster thì chắc chắn ô tô phải có rất nhiều góc dặt bánh xe rồi. Tài liệu Cấu tạo hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô Ford sẽ giúp ta tìm hiểu chi tiết từng góc đặt bánh xe. Nếu các bác không thích tài liệu Ford, Ad cung cấp thêm 2 tài liệu về góc đặt bánh xe cho các bác tìm hiểu thêm nhé.
Tài liệu đào tạo góc đặt bánh xe trên ô tô BMW
Góc đặt bánh xe trên ô tô của Toyota
Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện thủy lực EHPS ô tô
Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện EMPS ô tô Audi
Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện MDPS
Cấu tạo hệ thống lái thông minh của BMW
Để lại một bình luận