Công nghệ VVEL trang bị trên Nissan còn được biết đến với tên gọi là động cơ không bướm ga. Thật ra không phải là do hệ thống nạp xả khí của động cơ trang bị Công nghệ VVEL không trang bị bướm ga mà là việc thay đổi tải không thực hiện qua việc đóng mở bướm ga nữa. Mà việc thay đổi tải lại phụ thuộc vào độ mở của xupap nạp.
Rất khác so với các hệ thống thay dổi độ nâng Xupap như hệ thống VVTL – i Của Toyotahay hệ thống i-VTEC của Honda. Việc thay đổi độ nâng xupap của các hệ thống chỉ giúp việc tối ưu hóa việc nạp khí. Nhưng việc thay đổi độ nâng Xupap của VVEL quyết định lượng hòa khí sẽ nạp vào động cơ ứng với tình trạng tải.
Công nghệ VVEL trang bị trên Nissan cấu tạo gồm: Cò mổ (Rocker arm), hai khớp nối (LinkA & LinkB), vấu cam (output cam), trục cam (drive shaft), trục điều khiển (control shaft), nâng xupap (valve lifter), cam lệch tâm (eccentric cam), hạt bóng vít (ball screw nut), cảm biến vị trí (position sensor), trục vít bóng (position sensor)
Việc điều khiển tải động cơ được thực hiện bằng cách điều khiển độ mở nâng Xupap bằng chuyển động quay của động cơ điện một chiều, thông qua trục dẫn động, cam lệch tâm, trục cam và các vấu cam thành chuyển động đóng mở của Xupap. Từ đó, giảm thiểu được tối đa áp suất chân không sau bướm ga ở tải thấp và trung bình.
Chuyển động của vấu cam được thay đổi bằng cách thay đổi tốc độ của động cơ điện một chiều, hoặc thay đổi điểm tiếp xúc của thanh nối và con đội xupap
Thông qua việc trên, hệ thống phối khí sử dụng Công nghệ VVEL trang bị trên Nissan sẽ giúp động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đạt được tải và moment xoắn cao hơn khi ở tải thấp và trung bình.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động VVT-i Toyota
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống CVVT
Kết cấu hệ thống phối khí động cơ đốt trong
Tài liệu đào tạo động cơ Diesel của BMW
Nguyễn Quốc Triệu viết
ngày nay nissan còn dùng công nghệ này không ạ?