Tài liệu đào tạo hệ thống VVTL-i của Toyota sẽ phân tích về hệ thống điều khiển độ nâng Xupap của Toyota được trang bị trên các dòng xe hạng trung và cần sự đáp ứng tải nhanh và đồng thời lại đạt được hiệu suất nhiên liệu.
Như ta đã biết, đối với các hệ thống phối khí thông thường. Quá trình trao đổi khí thật sự không tối ưu do khí nạp nạp vào xylanh chưa đầy với góc nạp theo lý thuyết trong đồ thị pha phối khí hay không thể thải sạch tương ứng với pha phối khí đó – Điều này ta đã được tìm hiểu trong tài liệu lý thuyết động cơ đốt trong. Chính vì thế, mà ta phải thiết lập ra đồ thị pha phối khí thực tế để tăng quá trình nạp đầy và thải sạch. Điều đó giúp tối ưu hơn quá trình nạp khí. Công việc này được thực hiện thông qua việc lắp đặt thêm một bộ điều khiển pha phối khí biến thiên theo thời gian. Hệ thống đó chính là hệ thống VVT – i hay hệ thống VVT trang bị trên Audi.
Bên cạnh việc thay đổi thời gian phối khí cơ bản. Việc tăng lượng khí nạp (hoặc thải) của động cơ còn được thực hiện thông qua việc thay đổi độ nâng của Xupap giúp kéo dài thời gian nạp khí sạch hoặc thải khí cháy ra ngoài. Công nghệ đó chính là điều mà ta đang nghiên cứu trong bài viết này.
Tài liệu đào tạo hệ thống VVTL-i của Toyota sẽ cung cấp cho ta tổng quan về cấu tạo của các chi tiết trong hệ thống. Hệ thống VVTL-i dựa trên hệ thống VVT-i và áp dụng một cơ cấu đổi vấu cam để thay đổi hành trình của xupáp nạp và xả. Điều này cho phép được được công suất cao mà không ảnh hưởng đến tính kinh tế nhiên liệu hay ô nhiễm khí xả.
Cấu tạo và hoạt động cơ bản của hệ thống VVTL-i giống như hệ thống VVT-i. Việc chuyển giữa hai vấu cam có hành trình khác nhau được sử dụng để thay đổi hành trình của xupáp. Cơ cấu chuyển vấu cam, ECU động cơ chuyển giữa 2 vấu cam bằng van điều khiển dầu VVTL dựa trên các tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến vị trí trục khuỷu.
Như tài liệu đào tạo hệ thống VVTL-i của Toyota đề cập. Hệ thống có 2 chức năng hoạt động cơ bản, vận hành ở tốc độ thấp và trung bình và vận hành ở tốc độ cao.
Vận hành ở tốc độ thấp và trung bình được thực hiện bởi 1 cam có biên độ nhỏ giúp độ nâng Xupap có độ mở nhỏ nhằm giảm việc khí nạp dội ngược lại vào họng nạp và tránh việc hồi lưu khí thải nội bộ.
Bên cạnh đó, khi tốc độ động cơ cao thì ta cần nhiều lượng khí nạp cũng như tăng độ trùng điệp của các xupap để tăng quá trình hồi lưu khí thải nội bộ. Ta chuyển việc sử dụng cam biên dạng thấp sang cam biên dạng cao.
Tài liệu đào tọa hệ thống VVTL-i của Toyota phân tích rất cơ bản và dễ hiểu. Do đây là tài liệu của hãng họ mà. Các bác lấy về tìm hiểu nhé.
Kết cấu hệ thống phối khí trên ô tô
Công nghệ VVEL trang bị trên Nissan
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống CVVT
Tài liệu đào tạo động cơ Diesel của BMW
Trả lời