Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM gồm có 8 chương chính. Giúp ta nắm rõ về nguyên lý hoạt động và cấu tạo các chi tiết cơ bản của động cơ đốt trong.
Việc tìm hiểu kỹ về kết cấu sẽ là tiền đề để nghiên cứu môn học bảo dưỡng động cơ và các môn học khác
Tài liệu Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của động cơ đốt trong, định nghĩa về động cơ nhiệt và phân loại động cơ đốt trong theo nhiều yếu tố khác nhau như phân loại kết cấu động cơ đốt trong theo chu trình công tác động cơ, phân loại theo cách bố trí xylanh động cơ,…
Giới thiệu về nguyên lý hoạt động của 2 loại động cơ đốt trong cơ bản và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ. Giúp ta nắm rõ được các kỳ công tác của động cơ (hút, nén, nổ, xả) và so sánh đặc điểm cấu tạo động cơ của 2 loại động cơ đốt trong này.
Ở đây, giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCMa TPHCM đã nhấn mạnh về các thông số kết cấu được sử dụng trong động cơ đốt trong như:
Đây đều là những thông số vô cùng quan trọng và đi với ta suốt hành trình học tập (nhất là đối với môn học thiết kế động cơ đốt trong và đồ án thiết kế động cơ).
Tài liệu Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM giúp ta nắm rõ được vai trò và cấu tạo của hệ thống cố định. Giúp ta hiểu rõ được chức năng của từng chi tiết trong hệ thống cố định như nắp máy, thân máy, Cate dầu,…
Giáo trình Cấu tạo động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM có bỏ qua một dạng hệ thống cố định vô cùng độc đáo, đó là hệ thống cố định của động cơ quay (động cơ Wankel). Nhưng do kết cấu phức tạp và kết cấu quá sức đặc thù nên hầu hết động cơ Wankel chỉ sử dụng cho xe đua. Hãng Madza là người tiên phong trong động cơ Wankel, nếu muốn tìm hiểu anh/em hãy tìm hiểu thêm trên mạng nhé. Ad sẽ ráng sưu tầm cho anh/em đỡ tốn thời gian (nếu được ^_^).
Là hệ thống quan trọng nhất trong động cơ đốt trong. Hệ thống đảm nhiệm vai trò tạo ra nguồn động lực giúp động cơ hoạt động theo đúng yêu cầu làm việc.
Bên cạnh đó, hệ thống phát lực còn giúp làm đồng đều tốc độ quay động cơ và tích trữ công để thực hiện 3 chu trình công tác tiêu tốn công khác (đối với động cơ 4 kỳ chỉ có kỳ nổ là kỳ sinh công , các kỳ còn lại đều tiêu tốn công).
Về nguyên lý hoạt động và yếu tố ảnh hưởng đến chu trình cháy. Bài viếtLý thuyết động cơ sẽ phân tích kỹ càng hơn cho Anh/em tìm hiểu.
Cấu tạo động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM không chỉ phân tích về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phát lực. Mà giáo trình còn phân tích rất sâu về các chi tiết trong hệ thống như:
Là hệ thống điều khiển dòng khí nạp và thải để đảm bảo động cơ hoạt động theo đúng yêu cầu làm việc ban đầu.
Kết cấu hệ thống phối khí ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu động cơ đốt khi thiết kế tổng thể. Do đó đây cũng là một hệ thống vô cùng quan trọng trong động cơ đốt trong.
Hệ thống nhiên liệu cung cấp và đảm bảo lượng nhiên liệu cho động cơ hoạt động.
Trong tài liệu Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM chỉ giới thiệu một vài hệ thống nhiên liệu cơ bản trong động cơ đốt trong như: Động cơ sử dụng bộ chế hòa khí, Động cơ phun xăng điện tử EFI,…
Bên cạnh 2 nhiên liệu điển hình là xăng và Diesel. Hiện nay, để đáp ứng về vấn đề môi trường. Động cơ đốt trong còn được sử dụng thêm một số nhiên liệu thay thế như Nhiên liệu hóa lỏng LPG hay tân tiến hơn nữa là sử dụng Pin nhiên liệu – một dạng năng lượng tân tiến nhất hiện nay cho các dòng xe điện.
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang dần trôi vào quá khứ khi các nước tiên tiến như Mỹ và các nước Châu Âu đang chạy đua để phát triển về Công nghệ xe điện hoặc hiện nay, ta có thể thấy hầu hết các xe hạng sang (như Toyota Camry, Lexus 600L, Lexus LX570) cũng đã trang bị Động cơ Hybird cho ô tô của họ. Rõ ràng việc phát triển và tiến tới sử dụng ô tô điện chỉ là vấn đề thời gian.
Hơn 80% các hư hỏng trong động cơ đốt trong là do hiện tượng ma sát giữa các chi tiết với nhau. Do đó hệ thông bôi trơn vô cùng quan trọng. Ở đây, giáo trình Cấu tạo động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM không đi sâu vào phân tích nguyên nhân và bản chất của quá trình ma sát. Về bản chất của ma sát và mài mòn sẽ được ta tìm hiểu rất sâu trong Bảo dưỡng và chẩn đoán ô tô.
Hệ thống bôi trơn đảm bảo các chi tiết cơ khí không tiếp xúc trực tiếp với nhau, từ đó tăng được tuổi thọ động cơ và những hư không cần thiết.
Kết cấu của hệ thống bôi trơn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo động cơ đốt trong. Do trong quá trình thiết kế, người ta có xu hướng thiết kế sao cho hệ thống bôi trơn đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ thống làm mát đóng vai trò giải nhiệt và duy trì thân nhiệt cho động cơ. Giúp động cơ hoạt động ở điều kiện làm việc tối ưu.
Cùng với hệ thống bôi trơn, động cơ bị quá nhiệt cũng chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hư hỏng của động cơ đốt trong.
Có một hệ thống làm mát mà tài liệu cấu tạo động cơ đốt trong ĐH Bách Khoa TPHCM không đề cập đó chính là hệ thống làm mát thủy khí kết hợp. Thực ra hệ thống này là sự tổ hợp của 2 hệ thống cơ bản được phân tích nhưng hiện nay tương đối ít sử dụng trên ô tô máy kéo do kết cấu tương đôi phức tạp.
Kết cấu trang bị điện đông cơ đốt trong bao gồm:Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động động cơ. Là 2 hệ thống vô cùng quan trọng trong kết cấu động cơ đốt trong.
giúp truyền moment cho trục khuỷu động cơ để trục khuỷu đạt được số vòng quay tối thiểu.
(trên động cơ xăng) có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu sinh công cho động cơ hoạt động.
Ở giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM không có đi sâu vào các hệ thống điện mà chỉ là giới thiệu mức tổng quan nhất có thể. Nếu anh/em muốn tìm hiểu về các hệ thông điện trên động cơ. Anh/em có thể vào bài viết Hệ thống điện trên động cơ.
Giáo trình kết cấu ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM
Kết cấu động cơ V6 và V8 của Mercedes Benz
Cấu tạo Hệ thống phun dầu điện tử Common Rail động cơ 1VD-FTV
Giáo trình điện ô tô PGS – TS Đỗ Văn Dũng
Tài liệu mang tính chất chia sẻ, được sưu tầm trên các diễn đàn. Tailieuoto.vn sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung bản quyền.
Trung viết
Cho e xin pass với ạ
Em cảm ơn