Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires sẽ cung cấp cho ta quy trình và trình tự tính toán, thiết kế và tính toán hệ thống phanh Brake By Wires.
Như chúng ta đã biết, hệ thống phanh có nhiệm vụ giảm tốc độ chuyển động tới tốc độ chuyển động nào đó hoặc dừng hẳn ô tô tại một vị trí nhất định. Thông thường, quá trình phanh xe được tiến hành bằng cách tạo ma sát giữa phần quay và phần đứng yên xe, như vậy động năng xe biến thành nhiệt năng của cơ cấu ma sát và được truyền ra môi trường xung quanh. Và hiện nay, với sự phát triển đột bật của nghành công nghệ điều khiển đã giúp cho ô tô có những đột phá nhất định. Cần nhắc đến nhất đó chính là công nghệ phanh bằng dây Brake By Wire.
Trước tiên vào tìm hiểu về trình tự thiết kế cũng như cấu tạo của hệ thống phanh bằng dây điện. Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires sẽ cùng ta vào tìm hiểu hệ thống phanh truyền thống đó là hệ thống phanh bằng thủy lực.
Trên xe con hiện nay thường dùng hệ thống phanh thủy lực, Hệ thống phanh thuỷ lực trên xe con bao gồm các bộ phận chính: bàn đạp chân phanh,phanh tay, bộ trợ lực chân không , xi lanh chính, xi lanh công tác, bộ điều chỉnh áp suất phanh.
Hệ thống phanh sử dụng phương pháp truyền năng lượng thủy lực tĩnh với áp suất lớn trong khoảng (60 – 120)bar. Áp suất được hình thành khi người lái đạp bàn đạp phanh chân, thực hiện tạo áp suất trong xi lanh chính. Chất lỏng ( dầu phanh) được dẫn động theo các đường ống tới các xy lanh công tác (nằm trong cơ cấu phanh tại mỗi bánh xe). Với áp suất dầu, các piston trong xy lanh thực hiện tạo lực ép má phanh vào tang trống ( hoặc đĩa phanh), thực hiện sự phanh tại các cơ cấu phanh bánh xe.
Tuy nhiên, Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires cũng nêu ra rất cụ thể ưu và nhược điểm của hệ thống phanh thủy lực đó là:
Ưu điểm hệ thống phanh thủy lực: phanh êm dịu, dễ bố trí , độ nhạy cao (do dầu không bị nén). Nhược điểm của hệ thống phanh thủy lực: tỉ số truyền của dẫn động phanh không lớn, nên không tăng được lực điều khiển trên cơ cấu phanh. So với hệ thống phanh dẫn động By_Wire thì thời gian chậm tác dụng của hệ thống lớn (thời gian chậm tác dụng của dầu lớn hơn thời gian châm tác dụng của điện).
Sau khi tìm hiểu về hệ thống phanh thủy lực. Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires cùng ta tìm hiểu về cấu tạo các chi tiết cơ bản và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh bằng dây điện (Brake By Wire).
Hệ thống phanh bằng dây điện (Brake By Wire) hoạt động không cần đến sự hỗ trợ năng lượng của cơ khí hoặc hệ thống thủy lực. Nó được điều khiển bằng tín hiệu điện. Trong đó hệ thống điện tử đóng một vai trò quan trọng và độ tin cậy của hệ thống phải rất cao.
Công nghệ by wire ứng dụng trong hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển bướm ga (với động cơ xăng ), …. trên ô tô hiện đại ngày nay. Công nghệ by_wire ứng dụng trên hệ thống phanh được gọi là brake by wire (BBW). Hệ thống BBW bao gồm các thành phần cơ bản là: các cảm biến, các khối xử lý thông tin ECU, mạng thông tin, cơ cấu chấp hành và nguồn năng lượng.
Các cảm biến: Gồm có cảm biến bàn đạp phanh , cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến gia tốc dọc, cảm biến gia tốc ngang, cảm biến vận tốc góc quay thân xe,…. Các cảm biến này cung cấp tín hiệu trạng thái của xe trong quá trình phanh về bộ điều khiển ECU.
Bộ điều khiển ECU: nhận tín hiệu điều khiển từ các cảm biến (các tín hiệu dạng điện ), dựa trên các tín hiệu này ECU sẽ xử lý, tính toán để đưa ra tín hiệu điều khiển tới cơ cấu chấp hành.
Cơ cấu chấp hành: nhận tín hiệu điều khiển từ ECU , dựa trên các tín hiệu điều khiển này cơ cấu chấp hành sẽ tác dụng lên cơ cấu phanh để thực hiện quá trình phanh. Tùy từng cách thức thực hiện BBW trên xe mà cơ cấu chấp hành của mỗi loại là khác nhau. Trên BBW dạng EHB thì cơ cấu chấp hành là block thủy lực với các van điều khiển điện tử, còn trên BBW dạng EMB thì là động cơ điện DC 1 chiều.
Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires cũng có đưa ra ưu điểm khi sử dụng phanh bằng dây như: Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh là rất nhỏ, Điều khiển lực phanh tại mỗi bánh xe độc lập, có kích thước và trọng lượng nhỏ gọn, dễ dàng bố trí,…
Sau đó, Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires sẽ cùng ta vào tìm hiểu trình tự tính toán và thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires. Cũng như trình tự tính toán và thiết kế hệ thống phanh cổ điển. Ta cũng phải xác định được lực phanh cần thiết tác dụng lên các bánh dựa trên trọng lượng xe và lực phanh cực đại. Sau đó, đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires sẽ tính toán bền cho các cặp bánh răng ăn khớp của Moto điện.
Sau đó, đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires sẽ hướng dẫn ta xây dựng sơ đồ tính toán và thiết kế hệ thống phanh bằng dây Brake By Wires và xây dựng sơ đồ Logic cho hệ thống phanh bằng dây Brake By Wire kết hợp với các hệ thống điều khiển an toàn xe như hệ thống phanh ABS, EBD và BA, Hệ thống điều khiển lực kéo TRC và ổn định xe VSC hay Hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô.
Đối với các dòng xe Mercedes Benz, ta còn thấy sự phát triển đặc biệt hơn với hệ thống phanh bằng dây Brake By Wire đó chính là Hệ thống phanh cảm ứng Sensotronic của Mercedes Benz. Việc sử dụng cảm biến giám sát liên tục tình trạng vận hành thêm với áp lực dầu phanh được nén khá cao sẽ giúp quá trình phanh còn được tối ưu hơn nữa.
Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires phân tích về nguyên lý hoạt động khá hay và chi tiết. Cho ta được 1 quy trình tính toán và thiết kế bài bản. Các bác hãy lấy về tìm hiểu nhé.
Giáo trình kết cấu ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM
Hệ thống phanh Brake By Wire (BBW) trên ô tô
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống phanh điện từ
Trả lời