Tài liệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động Turbo tăng áp ô tô sẽ giúp các bác tìm hiểu sơ lược về cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của Turbo tăng áp trên ô tô. Giúp các bác có cái hình dung tổng thể hơn về cụm chi tiết này.
Tài liệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động Turbo tăng áp ô tô chia làm 3 phần cơ bản, phần 1 sẽ giúp ta tìm hiểu sơ lược về chức năng cơ bản của Turbo tăng áp trên ô tô.
Trước tiên, Tài liệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động Turbo tăng áp ô tô sẽ giúp các bác tìm hiểu về chức năng cơ bản và nguyên lý hoạt động tổng quát cũng như các loại Turbo tăng áp được sử dụng trên ô tô hiện nay. Đồng thời, Tài liệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động Turbo tăng áp ô tô còn giúp ta tìm hiểu về các cấu tạo tăng áp khí nạp trên động cơ ô tô như tăng áp khí thảiTurbo Charge hay tăng áp bằng máy nén Super Charge. Các bác tìm hiểu thêm hén.
Tiếp theo đó, Tài liệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động Turbo tăng áp ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của cụm chi tiết Turbo tăng áp trên ô tô. Nếu các bác thấy khó khăn trong việc tìm đọc tài liệu giáo trình thì Ad nghĩ tài liệu này khá phù hơp cho các bác do tài liệu ghi khá dễ hiểu chứ không học thuật lắm.
Nguyên lý hoạt động của cụm chi tiết Turbo tăng áp thật ra cũng khá đơn giản. Bằng cách tận dụng nguồn động năng từ khí xả để quay trục Turbine để nén khí nạp vào trong xylanh động cơ nhiều hơn. Đấy, khá đơn giản đúng không nào. Các bác lấy Tài liệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động Turbo tăng áp ô tô về tìm hiểu thêm hen.
Nhược điểm lớn nhất của Turbo tăng áp khí thải đó chính là hiện tượng Turbo lag khi động cơ vận hành ở chế độ tải thấp. Nó sẽ tạo ra hiện tượng trễ chân ga khi người lái cần tăng tốc và điều đó vô tình làm giảm đi tính năng cơ động của ô tô đi. Các nhà sản xuất ô tô không thích điều này chính vì thế mà các nhà sản xuất đã tiến hành hoàn thiện các cụm chi tiết điều khiển để giảm thiểu tối đa hiện tượng trên.
Các phương án ban đầu để hạn chế hiện tượng Turbo lag là trang bị thêm một van vòng (Valve by pass) để cắt vai trò của Turbo tăng áp khi tải thấp. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô đã nghĩ ra các phương án thay thế khác nhất là cho động cơ Diesel đó chính là Turbo tăng áp VGT có tính năng điều khiển vận tốc và lưu lượng khí thải để điều khiển được tốc độ quay của cánh Turbine từ đó hạn chế được trường hợp Turbo lag của động cơ.
Phương án cuối cùng và thường được sử dụng trên động cơ ô tô du lịch là phương án sử dụng 2 Turbo để giảm thiểu được áp suất nén khí nạp cần thiết theo từng chế độ tải. Ta thường gặp 2 dạng Turbo tăng áp chính, đầu tiên là Turbo tăng áp nối hay còn gọi là Twins-turbo. Dạng Turbo này sẽ sử dụng 2 Turbo tăng áp khí thải khác nhau về kích thước và được bố trí sao cho các Turbo hoạt động theo chế độ tải để đảm bảo được tính cơ động của động cơ.
Dạng Turbo thứ hai là Bi-Turbo, Dạng Turbo này thường được sử dụng cho các ô tô có hiệu năng cao so với Twins Turbo. Đối với Bi-turbo, động cơ sẽ được trang bị 2 Turbo giống hệt nhau và tùy theo chế độ tải hay tốc độ động cơ mà bộ điều khiển Turbo tăng áp hoạt động theo đúng yêu cầu làm việc. Các bác lấy Tài liệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động Turbo tăng áp ô tô về tìm hiểu thêm hén.
Cấu tạo Turbo tăng áp động cơ ô tô Audi
Tài liệu đào tạo động cơ 4.0L V8 TFSI Biturbo của Audi
Cấu tạo hệ thống tăng áp khí thải Turbocharge trên ô tô
Tài liệu đào tạo động cơ UII 1.6 VGT trên ô tô Huyndai
Để lại một bình luận