Tài liệu Cấu tạo hệ thống tăng áp khí thải Turbocharge trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống tăng áp khí thải Turbocharge.
Hệ thống tăng áp khí nạp có khá nhiều loại, từ tăng áp khí động đến tăng áp bằng phương pháp sử dụng khí thải hay tăng áp siêu nạp (Dùng Motor điện nén khí nạp). Tất cả đều phục vụ cho mục đích đó chính là tăng công suất động cơ và giúp nhiên liệu cháy sạch hơn tăng tính kinh tế nhiên liệu trong động cơ.
Như ta đã tìm hiểu trong môn học lý thuyết động cơ đốt trong, nhiệt độ hay áp suất cuối quá trình nén càng cao thì hiệu suất sử dụng nhiệt (Hay còn gọi là hiệu suất nhiệt) càng cao. Chính vì thế mà đối với hầu hết các xe Diesel đều được trang bị hệ thống tăng áp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng nhiệt của động cơ đó.
Thế tại sao đến hiện nay công nghệ tăng áp mới được ứng dụng rộng rãi trên các xe cháy cưỡng bức (Các loại động cơ cháy cưỡng bức gồm động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, khí hóa lỏng CNG hay khí gas LPG và một số loại nhiên liệu khác). Đấy là do việc nén hòa khí có nhiều bất cập.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống tăng áp khí thải Turbocharge trên ô tô không có đề cập nhưng Ad sẽ nói sơ về lý do tại sao không thể nén hòa khí một cách thuận lợi như động cơ Diesel. Câu trả lời chính là hiện tượng kích nổ (Knocking) và cháy sớm (Pre Inginition). Kích nổ là hiện tượng nhiên liệu tự cháy trong cuối kỳ nén mà không từ tia lửa điện của Bougie, kích nổ sẽ làm hư hại các chi tiết trong động cơ do những xung động mạnh từ nhiều tâm nổ. Nguyên nhân chính là do nén hòa khí với áp suất quá cao. Còn cháy sớm là do hòa khí tiếp xúc với các phần tử quá nóng trong buồng đốt mà sinh ra sự cháy. 2 hiện tượng này đều làm động cơ mất công suất và kích nổ thậm chí còn làm hư hại hệ thống phát lực trong động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, hiện nay ta đã áp dụng công nghệ phun xăng trực tiếp GDI. Nhiên liệu được phun trực tiếp vào động cơ ở cuối kỳ nén. Chính vì thế, trong kỳ nén động cơ chỉ nén không khí nên việc tăng áp nó lại giống với động cơ Diesel. Hơn thế nữa, khi vận hành ở chế độ tải thấp, hòa khí trong buồng xylanh được hình thành theo cơ chế cháy phân lớp thay vì cháy đồng nhất như động cơ EFI thông thường. Chính vì thế mà hiện nay, công nghệ tăng áp khí nạp mới được áp dụng rộng rãi trên động cơ xăng.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống tăng áp khí thải Turbocharge trên ô tô cũng có giới thiệu cơ bản về hệ thống tăng áp khí thải và các dạng hệ thống tăng áp khí thải phổ biến hiện nay nhằm giảm hiện tượng Turbo Lag.
Về cơ bản, tăng áp khí thải là tận dụng động năng còn sót lại trong khí thải để quay Turbo. Mà Turbo và bánh Turbine (Bánh nén khí nạp) được thiết kế đồng trục. Khi cánh Turbo quay sẽ làm cánh Turbine quay và theo biên dạng cánh khí nạp được nén với một áp suất cao hơn động cơ sử dụng hút khí tự nhiên.
Tuy nhiên, khi vận hành ở tốc độ và tải thấp thì tốc độ Turbo thấp. Việc nén khí nạp không những không mang lại hiệu quả mà nhiều khi nó còn làm cản trở sự chuyển động của dòng khí nạp dẫn đến động cơ mất công suất. Nên ta sẽ có những hệ thống biến thể của tăng áp khí nạp.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống tăng áp khí thải Turbocharge trên ô tô giới thiệu với ta 2 dạng tăng áp khí nạp phổ biến đó chính là hệ thống tăng áp khí thải Bi-Turbo (Tăng áp nối tiếp) và tăng áp khí thải Twins Turbo (Tăng áp song song). Các bác láy dìa tìm hiểu nhé Ad lười viết tiếp quá hihi.
Cấu tạo các hệ thống trên ô tô Porsche 911 2014
Đào tạo động cơ N20 trang bị trên BMW Series 5
Cấu tạo Động cơ N63 trang bị trên ô tô BMW
Đào tạo hệ thống phun xăng trực tiếp GDI Huyndai
Để lại một bình luận