Đồ án khai thác Hệ thống phun xăng điện tử và hệ thống đánh lửa Toyota Camry 2013 sẽ giúp các bác hiểu rõ về các hệ thống điều khiển động cơ trên Toyota Camry 2015. Đây cũng là dòng Camry đời tương đối mới nên cũng có trang bị 1 số thiết bị rất hiện đại trên động cơ.
Nội dung Đồ án khai thác Hệ thống phun xăng điện tử và hệ thống đánh lửa Toyota Camry 2013:
Camry là dòng xe danh tiếng của Toyota. Trải qua hơn 30 năm ra đời, Camry vẫn giữ được chỗ đứng trong phân khúc xe Sedan với tính năng vận hành hoàn hảo, những đặc điểm nổi trội về chất lượng, độ bền và sự tin cậy tuyệt đối. Trong năm 2013, Toyota đã giới thiệu dòng Camry 2013 hoàn toàn mới tại Việt Nam, Toyota Camry 2013 có các phiên bản 2.0 E; 2.5 G; 2.5 Q trong đó Toyota Camry 2.5 G thuộc phân khúc hạng sang, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về đẳng cấp của một chiếc xe. Toyota Camry 2.5 G thuộc thế hệ thứ 7 và là sản phẩm mới nhất của Toyota về dòng Sedan.
Ngoài vẻ thanh lịch và sang trọng bên trong là động cơ 2AR-FE mạnh mẽ với 4 xilanh thẳng hàng, 16 van DOHCx, VVT-I kép, ACIS Với dung tích xilanh 2.494cc tạo ra công suất tối đa 178/6000 Nm/vòng/phút. Mô men xoắn tối đa 231/4100 Nm/vòng/phút. Và thời gian tăng tốc từ 0 đến 100 km/h chỉ 8 giây. Camry 2.5 G sử dụng kĩ thuật tiên tiến công nghệ cao bởi vậy sự đốt cháy nhiên liệu được tối ưu hóa tiết kiệm đến 30% so với phiên bản cũ.
Như chúng ta đã tìm hiểu ở các tài liệu khác về hệ thống điều khiển trên động cơ. Bất kỳ 1 hệ thống điều khiển cũng phải có 3 phần cơ bản: Bộ phận thu thập thông tin, Bộ phận xử lý thông tin và bộ phận thực thi. Trong hệ thống điều khiển động cơ và cụ thể là hệ thống phun xăng điện tử và hệ thống đánh lửa của động cơ 2AR-FE trang bị trên Toyota Camry 2013, bộ phận thu thập thông tin đó chính là các cảm biến, các cảm biến này sẽ giúp xác định tình trạng hoạt động của động cơ và gửi tín hiệu về bộ điều khiển động cơ ECU. Vậy, bộ phận xử lý thông tin trong hệ thống này chính là ECU điều khiển động cơ. Tiếp theo đó, bộ phận thực thi tín hiệu điều khiển đó chính là các vòi phun, bộ Bobin đánh lửa,…
Trong chương này, đồ án khai thác Hệ thống phun xăng điện tử và hệ thống đánh lửa Toyota Camry 2013 sẽ giúp ta tìm hiểu và giải thích về các tín hiệu sơ đồ mạch điện và sơ đồ nối mát, và các điện áp cực của cảm biến.
Hầu hết trong tất cả các hệ thống điều khiển động cơ đều sử dụng các cảm biến thông dụng như cảm biến đo lưu lượng khí nạp MAF để xác định lượng khí nạp đi vào động cơ, cảm biến áp suất đường ống nạp và nhiệt độ khí nạp để xác định thể tích khí nạp để giám sát tình trạng hoạt động của cảm biến MAF. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát để xác định nhiệt độ động cơ, cảm biến trục khuỷu và trục cam để xác định thời điểm đánh lửa và để làm tín hiêu để điều khiển góc phối khí trong hệ thống phân phối khí thông minh VVT-i ( VVT-i kép chỉ là 2 bộ VVT-i và điều khiển cùng lúc trục cảm nạp và thải thôi),… Còn một số cảm biến để xác định được các tình trạng vận hành khác của động cơ như cảm biến kích nổ để hệ thống đánh lửa ô tô thay đổi thời điểm phối khí lại, cảm biến vị trí chân ga để xác định tình huống tăng tốc của người lái để hệ thống phun xăng điện tử phun nhiên liệu đậm đặc hơn.
Các bác lấy về tìm hiểu nhé, tài liệu ghi khá là rõ ấy.
Động cơ 2AR-FE trên Toyota Camry 2013 sử dụng hệ thống phun xăng điều khiển điện tử EFI. Đây tuy không phải là thế hệ phun xăng điện tử mới nhất thế nhưng hệ thống phun xăng điện tử EFI cũng có được những ưu điểm mà hệ thống phun xăng hiện đại không có. Ưu điểm đầu tiên đó chính là không bị độ trễ chân ga do không có trang bị hệ thống Turbo tăng áp khí thải – Chi tiết mà hầu hết các hệ thống phun xăng trực tiếp GDI đều trang bị. Ưu điểm thứ 2 đó chính là giá thành động cơ 2AR-FE tốt hơn so với các hệ thống phun xăng GDI. Tuy nhiên, hệ thống phun xăng điện tử EFI lại không cải thiện được hiệu suất động cơ khi ở tốc độ thấp và thường động cơ sử dụng hệ thống phun xăng điện tử EFI sẽ có công suất thấp hơn động cơ GDI so với cùng dung tích. Thế nhưng, hiện nay người ta vẫn ưa chuộng động cơ hút gió tự nhiên so với động cơ tăng áp ấy (Các bác tìm hiểu trên mạng xe, Ad để vài đường link đọc chơi nè https://www.otosaigon.com/threads/dong-co-tang-ap-va-hut-khi-tu-nhien-cac-bac-thich-loai-nao.8841057/)
Về nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử EFI thì thôi khỏi nói rồi, quá đơn giản. Thông qua các cảm biến mà bộ điều khiển phun xăng điện tử ECU tính toán ra lượng nhiên liệu cần phun vào đường ống nạp động cơ cho từng chế độ vận hành cụ thể (Như tăng tốc, giảm tốc, khi chạy tốc độ cao, tốc độ thấp, không tải,…). Từ đó, nhiên liệu sẽ được hòa trộn tốt và đồng đều hơn từ đó cải thiện được hiệu suất quá trình cháy và từ đó giảm tiêu hao nhiên liệu động cơ.
Về hệ thống phun xăng điện tử EFI cũng có một số thế hệ cải tiến. Cụ thể đó chính là việc thay đổi vị trí và số lượng vòi phun. Mục đích cuối cùng của công việc này cũng chỉ là giúp cho động cơ có thể hòa trộn nhiên liệu tạo ra hòa khí tốt nhất thôi. Các bác lấy tài liệu đồ án khai thác Hệ thống phun xăng điện tử và hệ thống đánh lửa Toyota Camry 2013 để tìm hiểu thêm về các thế hệ của hệ thống phun xăng điện tử nhé.
Chương 3: Hệ thống điều khiển thời điểm phối khí VVT-i và điều khiển độ nâng Xupap VVTL-i của động cơ 2AR-FE trên Toyota Camry 2013
Để đảm bảo được yêu cầu ” NẠP ĐẦY – THẢI SẠCH” của hệ thống phân phối khí trên động cơ ô tô. mà để “NẠP ĐẦY – THẢI SẠCH” thì các Xupap phải “MỞ SỚM – ĐÓNG MUỘN” và hệ thống làm các Xupap mở sớm đóng muộn chính là hệ thống điều khiển thời điểm phối khí VVT-iToyota. VVT-i thông qua bộ điều khiển VVT-i có thể thay trục cam nạp qua trái hoặc phải từ đó làm sớm hay làm muộn thời điểm phối khí.
Bộ chấp hành của hệ thống VVT-iToyota bao gồm bộ điều khiển VVT-i dùng để xoay trục cam nạp, áp suất dầu dùng làm lực xoay cho bộ điều khiển VVT-i, và van điều khiển dầu phối phí trục cam để điều khiển đường đi của dầu.
Hệ thống VVTL-iToyota dựa trên hệ thống VVT-iToyota và áp dụng một cơ cấu đổi vấu cam để thay đổi hành trình của xupáp nạp và xả. Điều này cho phép nâng được công suất cao mà không ảnh hưởng đến tính kinh tế nhiên liệu hay ô nhiễm khí xả.
Cấu tạo và hoạt động cơ bản của hệ thống VVTL-i Toyota giống như hệ thống VVT-i Toyota. Việc chuyển giữa hai vấu cam có hành trình khác nhau được sử dụng để thay đổi hành trình của xupáp. Như vậy, ta có thể thay đổi được lượng hòa khí đi vào động cơ từ đó sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn và công suất động cơ cũng được đáp ứng hơn.
Hệ thống đánh lửa trên động cơ 2AR-FE Toyota Camry 2013 sử dụng là hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS có điều khiển thời điểm đánh lửa (ESA). Trước tiên, Ad sẽ giúp các bác nắm sơ lược về hệ thống đánh lửa trên động cơ ô tô nhé.
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho Bugi để đánh lửa ở cuối quá trình nén sinh công cho động cơ xăng. Thế hệ đầu tiên của hệ thống đánh lửa đó chính là hệ thống đánh lửa có tiếp điểm, đây là hệ thống đánh lửa sơ khi nhất hay các bác thợ còn hay gọi đây là hệ thống đánh lửa sử dụng Vis lửa ấy. Chính vì có quá nhiều chi tiết cơ khí nên cần bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Chính vì thế người ta thay thế qua một hệ thống đánh lửa khác đó chính là Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm để loại bỏ đi vai trò của Vis lửa và tiếp theo đó, hệ thống đánh lửa phát triển thành nhiều loại khác nhau như hệ thống đánh lửa điện dung, hệ thống đánh lửa sử dụng 2 máy 1 bộ biến áp và thế hệ cuối cùng đó chính là hệ thống đánh lửa trục tiếp DIS, sử dụng 1 Bobine cho 1 máy độc lập với nhau.
Hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS này có rất nhiều ưu điểm. Thứ 1 đó chính là kết cấu đơn giản hơn rất nhiều. Thứ 2 đó chính là dễ bảo trì sửa chữa và chẩn đoán khi hệ thống đánh lửa trên ô tô có vấn đề và thứ 3 đó chính là chi phí thay thế sửa chữa cũng rẻ hơn hẳn,… Đó là lý do tại sao hầu hết các hệ thống đánh lửa trên động cơ ô tô đời mới đều dùng hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS.
Tuy nhiên, việc điều khiển thời điểm đánh lửa chỉ được áp dụng cho các hệ thống đánh lửa bằng điện tử thôi (Bắt đầu bằng việc điều khiển Transistor đóng ngắt đánh lửa – Các bác tìm hiểu kỹ hơn ở tài liệu Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng nhé). Ở Toyota, hệ thống điều khiển thời điểm đánh lửa gọi là ESA.
Hệ thống ESA (đánh lửa sớm điện tử) là một hệ thống dùng ECU động cơ để xác định thời điểm đánh lửa dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau. ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa từ thời điểm đánh lửa tối ưu được lưu trong bộ nhớ để phù hợp với tình trạng của động cơ, và sau đó chuyển các tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa tối ưu cơ bản được xác định bằng tốc độ của động cơ và lượng không khí nạp (áp suất đường ống nạp). Còn hệ thống ESA hoạt động như thế nào, cách tính thời gian đánh lửa sớm ra sao thì các bác lấy tài liệu này về đọc thêm tham khảo nhé. Bài viết dài quá rồi nên Ad xin hết tại đây hihi.
Đồ án Khảo sát hệ thống phun xăng trực tiếp GDI động cơ Toyota 3S-FSE
Đồ án môn học hệ thống phun xăng EFI động cơ 1TR-FE trên Toyota Innova
Đồ án khai thác động cơ trang bị trên ô tô Toyota Fortuner
Khai thác động cơ 1MZ-FE trang bị trên Toyota Lexus RX 300
Để lại một bình luận