Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước động cơ đốt trong là một trong các phương pháp làm mát phổ biến nhất hiện nay.
Hệ thống làm mát cũng là một hệ thống vô cùng quan trọng trong động cơ đốt trong. Do kết cấu hệ thống làm mát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu tổng thể của động cơ đốt trong. Việc bố trí các hệ thống còn lại cũng rất khác biệt.
Ví dụ, ta có thể thấy là các hệ thống của động cơ khi bố trí theo kết cấu hệ thống làm mát kiểu bốc hơi rất khác so với Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước động cơ đốt trong kiểu cưỡng bức. Rõ ràng đây chỉ là cùng 1 loại phương án làm mát bằng nước mà thôi. Đối với phương án làm mát bằng gió, kết cấu tổng thể lại còn khác biêt nhiều hơn nữa.
Việc hệ thống làm mát hư hỏng không hoạt động sẽ gây ra hiện tượng động cơ quá nhiệt dẫn đến hư hỏng các chi tiết không cần thiết, sau đây là nhiệt độ cơ bản của một số chi tiết đang vận hành.
Hệ thống làm mát động cơ đốt trong có nhiều phương án kết cấu rất khác nhau. Nhưng, ta có thể phân loại theo cách cơ bản sau:
Hệ thống làm mát được chia làm 2 dạng chính đó là hệ thống làm mát bằng nước & Hệ thống làm mát bằng không khí.
Đối với hệ thống làm mát bằng không khí, ý tưởng của phương án này là sử dụng sự chuyển động của gió đi vào làm mát động cơ. Chính vì ý tưởng trên, nên kết cấu hệ thống làm mát bằng không khí cũng rất đặc trưng. Do mục tiêu của kết cấu hệ thống làm mát bằng không khí là phải tăng tối đa diện tích tiếp xúc của không khí với động cơ để đạt được hiệu quả làm mát tốt nhất. Chính vì vậy, mà hệ thống cố định của phương án làm mát bằng không khí thường phức tạp và chế tạo khó khăn hơn rất nhiều.
Ở bài viết này, ta chỉ tập trung phân tích hệ thống làm mát bằng nước do hệ thống làm mát bằng gió hầu như không còn sử dụng trên các động cơ ô tô nữa.
Đối với hệ thống làm mát bằng nước, kết cấu hệ thống cố định tương đối đơn giản hơn. Do ý tưởng của phương án làm mát bằng nước là dẫn nước đến các khu vực làm mát để nước làm mát lấy nhiệt ở các chi tiết nóng đến môi trường. Chính vì thế, hệ thống làm mát bằng nước phải có một số chi tiết đặc trưng khác và cũng tùy theo các phương án của hệ thống làm mát bằng nước mà ta lại có thêm các chi tiết đặc trưng khác nữa. Giả sử, đối với hệ thống làm mát bằng nước kiểu bốc hơi, ta hoàn toàn không cần đến két nước thay vào đó phải trang bị bình nước tương đối cồng kềnh. Đối với hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu thì ta cần két nước nhưng vẫn chưa cần trang bị bơm nước. Nhưng đến Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước động cơ đốt trong phổ biến nhất hiện nay là làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức thì ta phải có trang bị bơm nước để tăng cột áp nước đi và van hằng nhiệt để tăng hoặc giữ nhiệt độ nước làm mát.
Một số Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước động cơ đốt trong sử dụng phương pháp hệ thống làm mát bằng nước:
Tận dụng sự ngưng tụ và bay hơi của nước làm mát để giải nhiệt động cơ.
Trong phạm vi tài liệu này, Ad sẽ giúp các bác tìm hiểu về cấu tạo các chi tiết hoạt động trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, loại hệ thống làm mát được sử dụng phổ biến trên động cơ ô tô.
Ad chỉ liệt kê 1 số chi tiết hệ thống làm mát bằng nước chính cho các bác nắm thôi nhé. Còn cụ thể sao thì các bác có thể tìm đọc tài liệu để rõ hơn.
Ad chỉ nói về 4 chi tiết chính trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cương bức lần lượt đó là: Nắp két nước, két làm mát, bơm nước và quạt gió trong hệ thống làm mát.
Két làm mát có nhiệm vụ tản nhiệt của nước làm mát ra bên ngoài môi trường. Chính vì nhiệm vụ đó, nên két làm mát có cấu tạo gồm các ống đồng có chu vi hoặc đường kính rất nhỏ để giúp tăng diện tích tiếp xúc của két với không khí môi trường giúp tản nhiệt cho nước làm mát. Còn cấu tạo chi tiết ra sao các bác hãy lấy tài liệu về tìm hiểu nhén.
Thay vì sử dụng bơm bánh răng như hệ thống bôi trơn. Hệ thống làm mát bằng nước thường sử dụng bơm cánh gạt để bơm nước đến các chi tiết làm mát trong động cơ. Nguyên nhân là do yêu cầu làm việc của 2 hệ thống này rất khác nhau mặc dù đều là bơm chất lỏng đi. Hệ thống bôi trơn cần có bơm dầu có áp lực cao nhưng lưu lượng dầu bôi trơn lại không yêu cầu quá nhiều. Chính vì thế, ta sử dụng bơm bánh răng. Còn đối với hệ thống làm mát bằng nước thì ngược lại cần lưu lượng nhiều nhưng không cần áp lực nước. Nên ta sử dụng bơm cánh gạt mới thỏa mãn yêu cầu của hệ thống.
Nắp két nước (van hằng nhiệt) trong hệ thống làm mát bằng nước có vai trò quan trọng không kém két nước khi nắp két nước không hoạt động thì hiệu quả hâm nóng động cơ cũng như hiệu quả làm mát cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nắp két nước (van hằng nhiệt) của hệ thống làm mát bằng nước giúp hệ thống chuyển đổi giữa 2 vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Khi nhiệt độ dưới nhiệt độ tối ưu (Thường khoảng 70 -80 độ) thì Nắp két nước (van hằng nhiệt) đóng tuần hoàn lớn chỉ cho nước làm mát động cơ tuần hoàn bên trong động cơ mà không đi qua két làm mát. Khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ tối ưu thì Nắp két nước (van hằng nhiệt) mở đường tuần hoàn lớn giúp động cơ giữ cố định nhiệt độ vận hành tối ưu của động cơ. Các bác hãy lấy tài liệu về tìm hiểu nhén
Tài liệu Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước động cơ đốt trong là tài liệu tổng hợp lại từ Giáo trình kỹ thuật ô tô & xe máy hiện đại với giáo trình kết cấu động cơ đốt trong ĐHBK TPHCM. Nên không tránh khỏi sẽ có thiếu sót và không hợp lý. Nhưng Ad cố gắng ghi ngắn nhất & dễ hiểu nhất có thể, Anh/Em hãy DOWNLOAD về tìm hiểu nhé
Cấu tạo động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM
Cấu tạo Hệ thống làm mát của động cơ BMW
Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Kết cấu ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai
Để lại một bình luận