Tài liệu BOSCH về Hệ thống nạp khí động cơ Diesel sẽ giúp ta hiểu hơn về hệ thống trao đổi khí trên động cơ Diesel. Tất cả các vấn đề liên quan đến công suất hay lực kéo động cơ đều phụ thuộc vào hiệu quả của việc nạp – thải khí này. Như Ad đã đề cập ở tài liệu Nguyên lý hoạt động động cơ Diesel của BOSCH ta phải: NẠP ĐẦY – THẢI SẠCH. Nhưng động cơ Diesel có một cái rất khác so với động cơ xăng. Động cơ xăng nạp HÒA KHÍ vào trong xylanh còn Động cơ Diesel nạp KHÔNG KHÍ vào trong xylanh. Và trong động cơ Diesel, ta điều khiển tải động cơ bằng cách điều khiển lượng phun nhiên liệu (Phun nhiên liệu càng nhiều, hình thành hòa khí trong xylanh càng nhiều nên năng lượng sinh ra càng nhiều) còn động cơ xăng điều khiển tải bằng lượng hòa khí trong đường ống nạp (Lượng gió vào càng nhiều, hệ thống phun xăng phun nhiên liệu càng nhiều để tạo ra tỷ lệ hòa khí ổn định theo điều kiện làm việc của động cơ).
Cũng Khó hiểu haz, để Ad giải thích dễ hiểu hơn cho các bác nắm ở phần sau nhé.
Như đã đề cập ở trên, kỳ nạp của động cơ Diesel là nạp không khí vào trong xylanh và động cơ Diesel thường sẽ không có bướm ga. Chính vì thế, hầu hết kỳ nạp ta có thể nạp được tối đa lượng không khí vào trong xylanh mà không cần các cơ cấu điều khiển thời điểm phối khí hay độ nâng Xupap (Các bác cứ hiểu đơn giản như vầy: Động cơ Diesel luôn thừa không khí trong xylanh). Và công suất của động cơ Diesel phụ thuộc vào lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt. Khi phun nhiên liệu vào trong xylanh, các hạt nhiên liệu bị phun tơi và hòa trộn với Oxy trong không khí hình thành hòa khí và hòa khí tự cháy trong buồng cháy.
Vậy, trên cơ bản Hệ thống nạp khí động cơ Diesel sẽ đơn giản hơn so với hệ thống nạp khí động cơ Xăng. Các bác hãy đi vào tìm hiểu nhé.
Trên cơ bản, động cơ Diesel không cần vai trò của bướm ga. Như Ad đã đề cập ở trên, động cơ Diesel điều khiển tải bằng lượng phun nhiên liệu. Trong 1 buồng cháy đầy không khí bị nén với áp suất cao. Ta phun nhiên liệu càng nhiều, động cơ càng mạnh thế thôi thấy cơ chế điều khiển tải động cơ siêu đơn giản đúng không nè.
Chính vì thế, yêu cầu duy nhất cho hệ thống nạp khí động cơ Diesel chính là làm thế nào nạp được càng nhiều không khí, nén được không khí đến áp suất càng cao càng tốt và đó là lý do hầu hết các động cơ Diesel đều có trang bị bộ tăng áp khí nạp.
Tài liệu BOSCH về Hệ thống nạp khí động cơ Diesel cũng có giúp các bác tìm hiểu về hệ thống tăng áp trong động cơ Diesel luôn nhé. Nếu các bác thấy nó quá chuyên sâu thì các bác có thể tham khảo hệ thống tăng áp ở các đường dẫn phía dưới. Nó ghi tương đối đơn giản hơn để các bác dễ tìm hiểu hơn và đó là tài liệu tiếng việt.
Để Ad giới thiệu sơ cho các bác dễ tìm hiểu hơn nhé. Hệ thống tăng áp khí nạp động cơDiesel được chia làm 2 loại chính đó là hệ thống tăng áp siêu nạp (Supercharge) và hệ thống tăng áp khí thải (Turbocharge).
Hệ thống tăng áp siêu nạp (Supercharge) trong động cơ Diesel là sử dụng 1 máy nén độc lập để nén không khí nạp vào trong xylanh. Phương pháp này có 1 ưu điểm đó chính là không bị ảnh hưởng tiêu cực của hệ thống tăng áp khi ở tải thấp và khả năng đáp ứng tải rất nhạy và tốt. Nhưng 1 điểm trừ cho hệ thống tăng áp siêu nạp đó chính là sử dụng động năng của Pulley trục khuỷu để dẫn động. Đa phần động cơ sử dụng bộ tăng áp siêu nạp thường sẽ bị tiêu hao nhiên liệu cao hơn so với động cơ phổ thông nhất là các động cơ xe thương mại không sử dụng loại tăng áp này.
Loại tăng áp thứ 2 đó là tăng áp khí thải (Turbocharge). Hệ thống tăng áp này tận dụng dòng khí thải để dẫn động bánh Turbo. Trục Turbo đồng trục với trục bánh nén ở phía khí nạp nên khi bánh Turbo quay sẽ làm bánh nén quay nén khí nạp vào trong xylanh. Ưu điểm lớn nhất của loại tăng áp này là tận dụng được động năng trong dòng khí thải để nén khí nạp nên không tiêu hao công của trục khuỷu. Bù lại, động cơ sử dụng loại tăng áp này thường sẽ bị Ì đo ảnh hưởng của dòng khí thải phía bánh Turbo khi ô tô chạy ở tốc độ thấp hay tải thấp. Để hạn chế trường hợp đó, ta sử dụng bộ Turbo có cánh biên thiên VTG. Khi tải ở tốc độ thấp, cánh hướng dòng trong bộ Turbo có cánh biên thiên VTG sẽ hướng sao cho đảm bảo tốc độ quay của bánh Turbo. Khi động cơ quay nhanh lên thì cánh hướng dòng của bộ Turbo có cánh biên thiên VTG cũng điều chỉnh để hướng dòng sao cho giữ nguyên tốc độ dòng chảy khí đó. Thật tuyệt vời đúng không nào.
Tiếp theo, tài liệu BOSCH Hệ thống nạp khí động cơ Diesel giúp ta tìm hiểu 1 chi tiết rất quan trọng quyết định đến tất cả hiệu quả nạp của động cơ Diesel. Đó chính là bộ tạo xoáy khí nạp. Bộ này khá quan trọng do nó sẽ giúp giảm sự chảy rối của các dòng khí từ đó giảm sự mất mát năng lượng của dòng khí nạp. Cái ưu điểm thứ 2 đó là hướng dòng gió đến gần vị trí đầu xylanh để đảm bảo dòng khí nạp áp suất cao luôn nằm gần vòi phun nhiên liệu. Điều này rât quan trọng, do hiệu quả cháy sẽ được quyết định bởi số nhiên liệu được hòa trộn thành hòa khí trong động cơ. Càng xa nhiên liệu sẽ càng khó hòa trộn với không khí.
Tài liệu BOSCH Hệ thống nạp khí động cơ Diesel khá là hay á. Các bác đọc sẽ thấy 1 chân trời mới, thế thôi hihi.
Tài liệu đào tạo cấu tạo động cơ Diesel của ô tô BMW
Cấu tạo động cơ Diesel 6.7L trang bị trên ô tô F150 Ford
Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford
Công nghệ BluePerformance trên động cơ ô tô BMW
Để lại một bình luận