Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW

104 Likes Comment

Giới thiệu về tài liệu Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW:

Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW – Tổng quan về hệ thống

Tài liệu Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các chi tiết và cả hệ thống Vanos được sử dụng trên các dòng xe BMW.

Sơ lược về các hệ thống điều chỉnh thời điểm phối khí. Đối với một động cơ đốt trong thì yêu cầu quan trọng nhất của động cơ đó chính là: NẠP ĐẦY, THẢI SẠCH. Chính vì đó mà đối với 1 động cơ hoạt động thực tế. Trong 1 chu trình công tác của động cơ đốt trong thường thì kỳ nạp và kỳ thải sẽ dài ra để đảm bảo yêu cầu trên. Và để làm dài ra thì ta bắt đầu nghiên cứu về các hệ thống điều chỉnh thời điểm phối khí.

Bằng cách làm cho xupap mở sớm và đóng muộn. Ta đã có thể thay đổi được thời gian của từng quá trình trong chu trình công tác của động cơ. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Tăng tính kinh tế của động cơ.

Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW – Sơ đồ thay đổi thời điểm phối khí

Nội dung tài liệu Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW:

Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW – Nguyên lý hoạt động hệ thống

Tài liệu cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW sẽ giúp ta tìm hiểu tổng quan về cấu tạo. Các chi tiết trong hệ thống Vanos đồng thời giúp ta hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc của cả hệ thống và từng chi tiết. Từ đó, ta có cái so sánh tổng quan hơn các hệ thống điều chỉnh thời điểm phối khí của các hãng khác như CVVT của Huyndai, VVT-i của Toyota hay i-VTEC của Honda. Hoặc thậm chí là VVT của Audi – một trong các đối thủ nặng ký của BMW.

Ad sẽ nói sơ về nguyên lý hoạt động. Giống như tất cả hệ thống điều chỉnh thời điểm phối khí. Ta sẽ sử dụng bộ điều khiển điện tử để điều khiển Van điện từ (SCV) tiến hành đóng ngắt hoặc giữ mạch dầu để tiến hành thay đổi thời điểm phối khí của động co trong chu trình công tác.

Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW – Van SCV

Việc làm trên sẽ trực tiếp thay đổi khoảng thời gian nạp và xả khí. Giúp kéo dài quá trình nạp và quá trình thải nhằm tăng hiệu suất và tính kinh tế của động cơ.

Đây chỉ là một trong các công nghệ sử dụng nhằm tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu. Bên cạnh dó, ta còn có hệ thống thay đổi độ nâng Xupap (Hay khoảng thời gian đóng mở Xupap) để tăng thêm sự trao đổi khí ra và vào trong xylanh. Ở BMW, ta sử dụng hệ thống Valvetronic. Ở Toyota, ta có VVTL-i, Honda thì có i-VTEC.

Cũng như tài liệu Cấu tạo hệ thống Vanos của ô tô BMW có đề cập, việc thay đổi thời điểm phối khí là bước cơ bản nhất để tăng hiệu suất nhiệt của động cơ. Thường thì hệ thống điều khiển thời điểm phối khí sẽ được sử dụng mặc định trên hầu hết tất cả các xe thương mại. Còn đối với các hệ thống cao cấp hơn như là điều khiển độ nâng Xupap hay hơn thế nũa là công nghệ cắt nhiên liệu (Fuel Trim) hay phun xăng trực tiếp GDI,… thì sẽ được trang bị trên các dòng xe cao cấp khác.

LINK DOWNLOAD:

Google Drive

Tài liệu liên quan:

Tài liệu đào tạo động cơ Diesel của BMW

Tài liệu về động cơ sử dụng trên BMW I8

Tài liệu động cơ TFSI EA888 2.0L của Audi

Tổng quan kết cấu động cơ 2GR-FE trên Lexus RX-350

You might like

About the Author: Trần Tuấn Dũ

Xin chào các bạn, tôi là Trần Tuấn Dũ sinh năm 1997 và hiện đang là sinh viên nghành kỹ thuật ô tô của trường ĐH Bách Khoa TPHCM. Ngoài việc học hành, thì tôi có một sở thích đó là sưu tầm tài liệu chuyên nghành. Nhưng thời gian tôi có hạn và tôi cảm thấy là tôi không thể đọc hết được. Nhưng trong thời gian học tập và làm việc tại trường, tôi thấu hiểu cảm giác la lếch khắp Google để xin tài liệu. Nay tôi tạo Website này để hỗ trợ Anh/em đang học tập cũng như Anh/em đang làm trong nghề ô tô để tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *