Đây là một phần khá hay trên hệ thống phân phối khí mà Ad muốn giới thiệu với các bác đó chính là ống dẫn hướng dòng khí cho cơ cấu phối khí trên động cơ.
Đây là một chi tiết rất quan trọng trong các hệ thống nạp khí động cơ do nó sẽ quyết định đến sự xoáy lốc của dòng khí khi nạp vào và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất nạp cũng như quá trình hòa trộn thành hòa khí trong buồng cháy của động cơ.
Hệ thống phối khí động cơ đốt tronglà hệ thống đảm nhiệm các vai trò trao đổi khí bên trong động cơ, một số tài liệu thường sẽ tách riêng cơ cấu phối khí và các đường ống dẫn hướng thành 2 chi tiết riêng biệt để tìm hiểu. Còn Ad thì muốn gộp chung vào. Do nếu hệ thống phối khí đảm nhiệm vai trò trao đổi khí của động cơ thì ống dẫn hướng cực kỳ quan trọng nhất là đối với các động cơ Diesel hoặc các động cơ phun xăng trực tiếp GDI được sử dụng hiện nay.
Vậy, ống dẫn hướng có vai trò như thế nào, các bác hãy lấy Tài liệu Cấu tạo ống dẫn hướng cơ cấu phân phối khí Audi này tìm hiểu nhé. Ad sẽ giới thiệu sơ về nội dung tài liệu cho các bác dễ nắm hơn nhé.
Đây được coi là phương pháp cải thiện hiệu quả nạp ở mức độ cơ bản nhất. Do phương pháp này không có can thiệp vào các hoạt động bên trong động cơ mà chỉ tối ưu về hiệu quả nạp bằng các phương pháp như dẫn hướng dòng khí hoặc kéo dài hoặc rút ngắn đường ống nạp trên động cơ (Đây là công nghệ ACIS trên Toyota ấy).
Tuy nhiên, vẫn còn 1 số phương án tăng hệ số nạp vào động cơ. Hiện nay, giải pháp tăng hệ số nạp sử dụng phổ biến nhất đó chính là sử dụng công nghệ Turbo tăng áp. Nguyên nhân đó chính là do việc bố trí Turbo tăng áp cũng không quá phức tạp đồng thời hệ số nạp được cải thiện đáng kể.
Đối với các động cơ hiện đại ngày nay, để nâng cao công suất lên đến giá trị 700 hay 800 mã lực thì việc tăng áp vẫn không thể đảm bảo. Chính vì thế mà ta cần trang bị thêm khá nhiều phương pháp tăng hiệu quả nạp khác và trong đó cần kể đến các phương án tăng áp khí động và trong các phương án khí động, việc thiết kế đường ống dẫn hướng cơ cấu phối khí được coi là vấn đề cốt lõi nhất.
Như ta cũng đã biết, trong hệ thống phun xăng điện tử EFI thì công suất động cơ được điều khiển bởi độ mở bướm ga trên động cơ. Độ mở bướm ga càng lớn, lượng hòa khí đi vào động cơ càng nhiều và từ đó động cơ sinh công càng lớn và công suất được nâng cao lên. Tuy nhiên, trong hệ thống phun xăng trực tiếp GDI khi vận hành ở chế độ hòa khí phân lớp (Giống với quá trình cháy của động cơ Diesel) thì khi đó ta điều khiển công suất động cơ bằng cách điều khiển tỷ lệ hòa khí trong động cơ. Nói đơn giản hơn chính là ta điều khiển công suất bằng lượng phun nhiên liệu. Chính vì nhiên liệu được hòa trộn với không khí bên trong buồng cháy nên việc hướng dòng không khí đến gần vị trí vòi phun nhiên liệu rất quan trọng. Không khí càng được hướng dòng đến vị trí vòi phun và Bugi thì nhiên liệu được hòa trộn càng đồng đều hơn và từ đó hiệu suất quá trình cháy được cải thiện hơn đáng kể.
Đây được coi là chi tiết hướng dòng khí khi đi vào buồng cháy động cơ. Hướng của dòng khí khi đi vào buồng cháy hoàn toàn phụ thuộc vào chi tiết này chính vì thế, van này phải được điều khiển độ mở phù hợp để đảm bảo nhiên liệu hòa trộn với không khí hình thành hòa khí 1 cách tốt nhất.
Cụ thể, khi lượng nhiên liệu phun vào ít ở chế độ tải và tốc độ thấp thì lúc này, van dẫn hướng (Swirl flap) sẽ thu hẹp tiết diện ống dẫn hướng lại để tăng tốc độ lưu thông của dòng khí đồng thời hướng dòng khí sao cho có thể dội ngược lên vị trí vòi phun để đảm bảo quá trình hòa trộn diễn ra tốt hơn và từ đó cải thiện quá trình cháy.
Khi tốc độ động cơ tăng cao và lúc này lượng không khí nạo vào động cơ bắt đầu nhiều. Khi đó, van dẫn hướng (Swirl flap) này sẽ mở dần tiết diện ra để đảm bảo lượng không khí đi vào đủ để hòa trộn với lượng nhiên liệu phun vào buồng cháy đồng thời cũng sẽ hướng 1 phần không khí lên vị trí vòi phun và đỉnh buồng cháy để nâng cao hiệu suất quá trình cháy.
Nguyên lý làm việc của ống dẫn hướng cơ cấu phối khí Audi khá đơn giản đúng không nào. Tiếp theo, Ad sẽ cùng các bác tìm hiểu một hệ thống khá hay khác. Đó là hệ thống khí nạp có chiều dài ống nạp thay đổi, đối với Toyota thì gọi đây là hệ thống ACIS (Acoustic Control Induction System) á.
Như ta đã đề cập khi động cơ chạy ở tốc độ không tải hoặc tốc độ thấp. Piston đi xuống và tạo ra áp suất chân không trong đường ống nạp kéo khí nạp vào động cơ. Tuy nhiên, khi di chuyển với tải thấp thì chi tiết van dẫn hướng (Swirl Flaps) mở với tiết diện rất nhỏ. Điều này sẽ tạo ra áp suất chân không phía trước van dẫn hướng trong đường ống nạp. Điều này sẽ làm cho khí nạp có thể dội ngược đi ra ống nạp mà không đi vào xylanh. Để hạn chế trường hợp đó, ta phải triệt tiêu được yếu tố đó của van dẫn hướng.
Khi di chuyển ở tốc độ thấp, lúc này khí nạp sẽ đi trong đường ống nạp có độ dài dài nhất. Điều đó sẽ làm áp suất phân bố đều trong ống và triệt tiêu được áp suất chân không phía trước của van dẫn hướng. Tương tự, khi di chuyển với tốc độ trung bình và cao thì chiều dài đường ống nạp sẽ rút ngắn dần lại do vai trò Van dẫn hướng đã dần được loại bỏ và để đảm bảo đủ lượng không khí để hòa trộn với nhiên liệu phun vào buồng cháy. Các đường ống này đóng mở bằng cách đóng ngắt van điện từ SCV. Các bác tìm hiểu thêm nhé.
Tài liệu Cấu tạo ống dẫn hướng cơ cấu phân phối khí Audi phân tích khá kỹ. Các bác có thể lấy về tìm hiểu thêm.
Tổng quan cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô
Tài liệu BOSCH về Hệ thống nạp khí động cơ Diesel
Công nghệ tăng áp Turbo trên ô tô
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động tăng áp siêu nạp ô tô
Trả lời