Tài liệu Hệ thống điều khiển động cơ phun dầu EFI Diesel sẽ giúp các bác tìm hiểu chi tiết về nguyên lý làm việc và lý thuyết phun dầu trong hệ thống phun dầu EFI Diesel. Để từ đó, ta có cái đánh giá cơ bản với các hệ thống phun xăng điện tử EFI khác nhau ở chỗ nào. Khá phù hợp cho bác nào làm đồ án ấy.
Hệ thống phun dầu trên động cơ Diesel sẽ giúp phun tơi nhiên liệu vào buồng cháy để hòa trộn với không khí có trong đó. Khi nhiên liệu hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí sẽ tự bốc cháy và sinh công cho động cơ. Ở môn học lý thuyết động cơ đốt trong ta gọi đây là động cơ cháy kiểu CI.
Thời sơ khai nhất của hệ thống nhiên liệu Diesel là hệ thống phun dầu kiểu cơ khí. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống phun dầu cơ khí gặp phải một số vấn đề. Đó chính là bộ điều áp của bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu là chi tiết cơ khí nên cần phải điều chỉnh thường xuyên chính vì thế, cần phải bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên, đây là 1 nhược điểm vô cùng lớn đồng thời, kết cấu của bộ phun dầu cơ khí cũng rất phức tạp nên hiện nay các hệ thống phun dầu cơ khí chỉ còn trang bị trên các động cơ tĩnh tại hoặc động cơ công nông hoặc xe tải cũ. Đối với các động cơ ô tô hiện nay, hầu hết đều sử dụng loại hệ thống phun dầu điều khiển điện tử.
Trong hệ thống phun dầu điện tử này gồm rất nhiều thế hệ phát triển. Nhưng trong phạm vi nội dung tài liệu này. Ad chỉ đề cập 2 loại hệ thống phun dầu. Đầu tiên là hệ thống phun dầu điện tử EFI sử dụng van SCV để điều chỉnh lượng nhiên liệu, thế hệ tiếp theo của hệ thống phun dầu điện tử EFI đó chính là hệ thống phun dầu điện tử EFI sử dụng thanh tích áp Commonrail. Thế hệ thứ 2 mang lại khá nhiều ưu điểm cho động cơ Diesel đặc điểm đầu tiên đó chính là hệ thống phun dầu Commonrail ít tiếng ồn hơn và ít rung giật động cơ hơn. Cụ thể sao thì các bác truy cập vào các bài viết để tìm hiểu thêm nhé.
Đối với bất kỳ hệ thống điều khiển động cơ nào. Điều trước tiên cần tìm hiểu nhất đó chính là sơ đồ điều khiển trong hệ thống đó. Như tất cả hệ thống điều khiển trong động cơ, ta đều có 3 cụm chi tiết chính: Cụm chi tiết 1 là các cảm biến thu thập tình trạng vận hành, cụm chi tiết 2 là bộ điều khiển phun dầu để xác định lượng phun nhiên liệu và thời điểm phun nhiên liệu và cuối cùng đó là các cơ cấu chấp hành thực hiện các tín hiệu điều khiển của bộ điều khiển phun dầu.
Việc phân loại như vậy rất quan trọng, do nó sẽ giúp các bác phân loại được các Pan bệnh trong quá trình chẩn đoán. Việc biết hư hỏng ở cụm chi tiết nào sẽ giúp ta rút ngắn quá trình chẩn đoán và nâng cao hiệu quả dịch vụ sửa chữa của chúng ta trong xưởng dịch vụ. Còn chẩn đoán như thế nào, phương pháp xác nhận ra sao thì các bác đọc thêm ở giáo trìnhBảo dưỡng và chuẩn đoán động cơ đốt trong nhé.
Tài liệu Hệ thống điều khiển động cơ phun dầu EFI Diesel liệt kê ra hầu hết tất cả các cảm biến sử dụng trên hệ thống phun dầu điều khiển điện tử như cảm biến bàn đạp ga, cảm biến tốc độ, cảm biến vị trí trục khuỷu và trục cam, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến tốc độ quay cánh Turbo tăng áp, cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến nhiên liệu, cảm biến lưu lượng khí nạp,… Từ đó, để ta thấy được bức tranh tổng thể của cụm chi tiết cảm biến hơn. Tuy nhiên, Tài liệu Hệ thống điều khiển động cơ phun dầu EFI Diesel không có đi sâu vào tìm hiểu. Để hiểu rõ hon về cảm biến các bác truy cập vào đường dẫn phía dưới nhé.
Sau đó, Tài liệu Hệ thống điều khiển động cơ phun dầu EFI Diesel sẽ đi vào phân tích bộ điều khiển phun dầu EDU. Đây được coi là cơ quan đầu não của hệ thống trực tiếp thực hiện các quá trình điều khiển lượng phun nhiên liệu và ngắt nhiên liệu phun vào buồng cháy. Cụ thể hơn về mặt điều khiển điện tử, vai trò của ECU là xác định lượng phun nhiên liệu, định thời điểm phun nhiên liệu và lượng không khí nạp vào phù hợp với các điều kiện lái xe, dựa trên các tín hiện nhận được từ các cảm biến và công tắc khác nhau. Ngoài ra, ECU chuyển các tín hiệu để vận hành các bộ chấp hành. Đối với hệ thống EFI-diesel thông thường và hệ thống EFI-diesel ống phân phối.
Như đã nói, ở trên bộ điều khiển EDU thực hiện 2 công việc, đầu tiên là xác định lượng phun nhiên liệu và cái thứ 2 đó là xác định thời điểm phun nhiên liệu, các bác lần lượt tìm hiểu nhé.
Tài liệu Hệ thống điều khiển động cơ phun dầu EFI Diesel sẽ phân tích cho ta về cách xác định lượng phun nhiên liệu. Thực tế ECU thực hiện ba chức năng để xác định lượng phun:
Việc tính toán lượng phun tối đa được thực hiện trên cơ sở các tín hiệu từ cảm biến tốc độ động cơ ( Cảm biến NE ), cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến nhiệt độ nhiên liệu và áp suất tua-bin.
Đối với EFI diesel kiểu ống phân phối, các tín hiệu từ cảm biến áp suất nhiên liệu cũng được sử dụng. ECU so sánh lượng phun cơ bản đã tính toán và lượng phun tối đa và xác định lượng nhỏ hơn làm lượng phun.
Điều chỉnh áp suất không khí nạp vào: Lượng phun được điều chỉnh phù hợp với áp suất không khí nạp vào (lưu lượng).
Điều chỉnh nhiệt độ không khí nạp vào Tỉ trọng của không khí nạp vào (lượng không khí) thay đổi phù hợp với nhiệt độ không khí nạp vào. (Nhiệt độ không khí nạp vào thấp → điều chỉnh tăng lượng phun) Điều chỉnh nhiệt độ nhiên liệu: Nhiệt độ nhiên liệu cao → điều chỉnh tăng lượng phun Điều chỉnh động cơ lạnh: Nhiệt độ nước làm mát thấp → điều chỉnh tăng lượng phun Điều chỉnh áp suất nhiên liệu: Trong Diesel kiểu ống phân phối những thay đổi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối được phát hiện trên cơ sở các tín hiệu từ cảm biến áp suất nhiên liệu. Nếu áp suất nhiên liệu thấp hơn áp suất dự định thì thời gian mở vòi phun sẽ được kéo dài.
Sự khác biệt trong lượng phun thực tế của diesel EFI thông thường được tạo ra do sự không ăn khớp cơ khí xảy ra đối với các bơm, sẽ được điều chỉnh.
Sau đó, Tài liệu Hệ thống điều khiển động cơ phun dầu EFI Diesel sẽ giúp ta tìm hiểu về cách xác định thời điểm phun nhiên liệu.
Thời điểm phun mong muốn được xác định bằng cách tính thời điểm phun cơ bản thông qua tốc độ động cơ và góc mở bàn đạp ga và bằng cách thêm giá trị điều chỉnh trên cơ sở nhiệt độ nước, áp suất không khí nạp và nhiệt độ không khí nạp vào.
Thời điểm phun mong muốn được xác định bằng cách tính thời điểm phun cơ bản thông qua tốc độ động cơ và góc mở bàn đạp ga và bằng cách thêm giá trị điều chỉnh trên cơ sở nhiệt độ nước, áp suất không khí nạp và nhiệt độ không khí nạp vào.
Và bên cạnh đó, Tài liệu Hệ thống điều khiển động cơ phun dầu EFI Diesel còn giúp ta tìm hiểu thêm lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu ở các chế độ khác nhau trên động cơ và cách điều khiển phun ngắt quãng. Các bác lấy tài liệu về tìm hiểu thêm nhé.
Thuyết trình hệ thống nhiên liệu Diesel trên động cơ ô tô
Cấu tạo Hệ thống phun dầu nhiên liệu Diesel của BOSCH
Cấu tạo Hệ thống phun dầu điện tử Common Rail động cơ 1VD-FTV
Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford
Để lại một bình luận