Tài liệu sửa chữa xe máy Đại học công nghiệp TPHCM là giáo trình chuẩn của trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH – Nơi toàn girl xinh tụ tập hihi). Giúp các bác nắm được kiến thức cơ bản cũng như các quy trình tháo lắp cũng như sửa chữa các Pan hay gặp trong xe máy.
Xe máy thì Ad không nói nhiều rồi, các bác ngồi nó nhiều khi ngồi ghế sofa nữa. Xe máy đến bây giờ ở Việt Nam vẫn là phương tiện di chuyển chính. Các bác dù là người sử dụng xe hay thợ sửa xe cũng phải biết 1 ít về phương tiện mình đang sử dụng. Đừng phải vì ngập nước ướt con Bugi (Đối với xe số như Wave) mà phải đẩy xe hay vì hết bình mặc dù có đồ nghề vẫn không biết “Câu bình” từ thằng bạn có xe đi chung … Chuối lắm. Tài liệu sửa chữa xe máy Đại học công nghiệp TPHCM sẽ giúp các bác nắm rõ hết tất cả hệ thống trên xe máy, từ động cơ cho đến hệ thống điện và quy trình tháo lắp kiểm tra sửa chữa động cơ 4 thì trên xe máy.
Chương trình môn học này chia ra rất rõ, các bác sẽ cần có 30 tiết (Mỗi tiết tầm 45p) tìm hiểu lý thuyết và 90 tiết (Mỗi tiết tầm 45p) để thực hành kiến thức đã học. Có như vậy nó mới hình thành kinh nghiệm sau này các bác sẽ thuần thục thao tác mà không bị bỡ ngỡ.
Mặc dù không có thầy cô cầm tay chỉ việc, hãy thử lấy con xe mình làm “Chuột bạch” đi. Tháo được 1 lần là nghiện đấy Ad hứa luôn hihi.
Trước tiên, Tài liệu sửa chữa xe máy Đại học công nghiệp TPHCM sẽ giới thiệu cho ta các dụng cụ cơ bản nhất để tháo lắp sửa chữa xe máy và những khái niệm khá cơ bản như Bulong trên các mối ghép cơ khí, phe gài, phốt dầu, bạc đạn,…
Bên cạnh đó, Tài liệu sửa chữa xe máy Đại học công nghiệp TPHCM còn giới thiệu cho chúng ta các khái niệm cơ bản của xe máy như nguyên lý hoạt động của động cơ 2 thì, động cơ 4 thì. Đối với các bác nào học ô tô thì quá quen rồi. Nhưng đối với các bác không phải chuyên nghành ô tô thì truy cập bài viết phía dưới lấy GIF mô phỏng về coi nhé.
Sau đó, Tài liệu sửa chữa xe máy Đại học công nghiệp TPHCM sẽ giúp ta tìm hiểu các hệ thống cơ bản trên động cơ xe máy như các chi tiết trong hệ thống phát lực, các chi tiết trong hệ thống bôi trơn, các chi tiết trong hệ thống phối khí. Đối với hồi trước, mà chúng ta hay gọi là Wave tàu á thì thường chỉ bôi trơn bằng cách vung tóe. Nghĩa là làm cái máng mút dầu ở vị trí trục khuỷu – thanh truyền. Khi động cơ hoạt động thì miếng máng đó sẽ múc dầu và tạt lên các chi tiết cần bôi trơn, kiểu bôi trơn này có rât nhiều nhược điểm như là không thể đảm bảo được hiệu quả bôi trơn, hiệu quả bôi trơn ở các vị trí không đồng đều,… Chính vì thế, hiện nay Honda (Yamaha hay hãng xe máy nào đều thế) đã chuyển sang bôi trơn Cưỡng bức bằng cách trang bị hệ thông bơm. Đây cũng là hệ thống bôi trơn trên động cơ ô tô đang sử dụng.
Hiện nay, nhất là các xe tay côn hay xe phân khối lớn (Kể cả xe tay ga của chúng ta) hầu hết đều có thêm 1 hệ thống vô cùng quan trọng đó là hệ thống làm mát. Các xe Wave Tàu thì thường làm mát bằng các cánh tản nhiệt được đúc liền trên máy (Ta gọi đây là làm mát bằng không khí) thì đối với các xe tay côn, xe phân khối lớn hay xe tay ga thì ta có 1 hệ thống làm mát bằng nước. Chúng ta có thể tìm hiểu ở các Tài liệu chuyên hãng như tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa xe máy Honda SH-150i hay Tài liệu hướng dẫn sửa chữa xe máy Honda WINNER. Tài liệu hướng dẫn ở hãng thì auto đầy đủ và chi tiết rồi.
Cuối cùng, Tài liệu sửa chữa xe máy Đại học công nghiệp TPHCM giúp ta tìm hiểu về các thiết bị điện trang bị trên xe máy và động cơ như hệ thống đánh lửa, bộ sạc và Bobin sườn (Cuộn dây cao áp trong hệ thống đánh lửa động cơ ô tô gọi là Bobin đánh lửa hay cuộn dây đánh lửa).
Tài liệu sửa chữa xe máy Đại học công nghiệp TPHCM có thể gọi là phân tích khá kỹ. Các bác lấy về tìm hiểu thêm nhé.
Cấu tạo hệ thống phanh ABS trên xe máy Honda SH-150i
Cấu tạo hệ thống phun xăng điện tử PGM-FI trên Honda
Hệ thống phun xăng điện tử EFI trên xe máy hiện đại
Để lại một bình luận