Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô sẽ giúp các bác tìm hiểu 1 cách khá là chuyên sâu về hệ thống quản lý khí nạp trên động cơ đốt trong. Tài liệu BOSCH có 1 đặc điểm đó chính là ghi rất học thuật và nghiên cứu 1 vấn đề họ sẽ đi vào rất sâu vấn đề đó. Các bác nào đang làm tiểu luận hoặc thuyết trình thì tài liệu này Ad make Sure là rất có ích cho các bác nhé.
Các bác chắc cũng hay thường nghe trên các diễn đàn xe hay tạp chí ô tô hay nói về động cơ hút khí tự nhiên, động cơ tăng áp, động cơ tăng áp siêu nạp, tăng áp khí thải,… Ngoài các hệ thống trên để nâng cao hiệu suất nạp động cơ thì … vẫn còn một số hệ thống khác làm đươc công việc đó nữa. Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô sẽ giới thiệu với các bác về các chi tiết và hệ thống đó nhé.
Khỏi nói đâu xa chi tiết đầu tiên đó chính là cụm chi tiết bướm ga điện tử ETC (Electronic Throttle Control) – 1 chi tiết cực kỳ quan trọng tronghệ thống phun xăng điện tử EFI nhằm giúp phát hiện và điều chỉnh lượng khí nạp vào động cơ phù hợp với điều kiện vận hành của người lái và ô tô. Các bác lấy ài liệu về đọc thêm nhé, Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô này chỉ giúp các bác tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cách thức xử lý tín hiệu của chi tiết ETC này. Nếu các bác muốn hiểu sâu hơn về kết cấu thì các bác có thể tìm đọc tài liệu về cảm biến mà Ad để phía dưới đây nhé.
Cách thay đổi lượng khí nạp động cơ thứ 2 đó chính là công nghệ van biến thiên. Nghe công nghệ van biến thiên thì nó cao sang quá, thật ra các bác nghe nhiều rồi đó là công nghệ VVT-i của Toyota hay VVEL của bạn Nissan thôi, trên các xe cao cấp thì có VANOS của BMW hay Variocam của Audi. Nói chung công nghệ này cũng “Phèn” lắm rồi và được áp dụng trên hầu hết các loại xe từ bình dân đến cao cấp.
Còn về hoạt động của công nghệ này. Theo Ad biết là các bác năm 1 năm 2 chỉ nghe qua loa là bằng cách “làm chậm” hoặc “làm nhanh” trục cam đi 1 góc thì sẽ làm hệ thống phối khí động cơ nạp nhiều nhiên liệu hơn. Thật ra, còn khá nhiều vấn đề xung quanh nó nữa mà Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô sẽ giúp các bác tìm hiểu sâu hơn về chủ đề đó nhé.
Ngoài ra, còn có một số hệ thống giúp thay đổi được thời gian mở – đóng của Xupap nữa mà hình như Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô không có đề cập quá nhiều đến. Ad để thêm một vài các hệ thống điển hình ở phía dưới nhé. Rảnh thì các bác tìm hiểu thêm.
Tiếp theo, các công nghệ và cách làm trên cũng chỉ giúp động cơ có thể cải thiện được hiệu suất nạp của động cơ theo điều kiện vận hành mà thôi. Vậy còn cách nào nâng cao được hiệu quả nạp của động cơ nữa. Ta gọi phương pháp này là tăng áp hình học (Tăng áp động học). Nghĩa là thông qua việc thay đổi hình dạng và kích thước đường ống nạp mà từ đó hiệu quả nạp được cải thiện. Đây cũng là một phương án khá hữu hiệu mà các nhà sản xuất xe thường dùng ở thời điểm trước khi có công nghệ tăng áp khí thải và tăng áp máy nén.
Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô cũng có liệt kê một số phương pháp tăng áp dạng này cho các bác tìm hiểu á. Các bác lấy tài liệu về rồi đọc thêm nhé.
Tất nhiên, cuối cùng cũng phải kể để công nghệ cải thiện hiệu suất nạp tốt nhất hiện nay đó là công nghệ tăng áp bằng khí thải và máy nén. Đối với 2 công nghệ này các bác cũng khá quen với nó rồi. Người ta thường gọi là Turbo Charge với Supper Charge á.
Ad chỉ giới thiệu sơ thôi nhé, Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô sẽ giúp các bác tìm hiểu rất kỹ về 2 vấn đề này. Turbo Charge còn gọi là tăng áp khí thải. Nghĩa là lợi dụng động năng sinh ra từ khí thải để nén thêm lượng khí nạp và xylanh giúp tăng thêm lượng khí nạp tương ưng với tốc độ quay của động cơ. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của dạng tăng áp này là sẽ bị trễ chân ga, người ta hay gọi là “Turbo Lag” á. Chính vì thế mà các tay đua chính hiệu người ta vẫn thích hút khí tự nhiên hơn hoặc là chơi hẳn động cơ tăng áp Super Charge. (Tuy nhiên, với phát triển của công nghệ tăng áp khí thải thì hiện tượng Turbo Lag cũng được cải thiện đáng kể, những phương pháp giảm thiểu được nhắc đến như là Bi-Turbo trênFord Everest 2018 trở đi, Triturbo của các dòng xe Ferrari,…).
Còn về tăng áp siêu nạp hay Supper Charge, thì thay vì dùng khí thải, người ta lại dùng thêm 1 cái máy nén được dẫn động bởi động cơ để nén khí đưa vào trong xylanh. Phương pháp này được coi là cải thiện hoàn toàn hiện tượng Turbo lag được nhưng bù lại thì hao nhiên liệu hơn do phải dùng một phần năng lượng sinh ra từ bánh đà của hệ thống phát lực để dẫn động.
Tài liệu BOSCH về điều khiển hệ thống nạp khí trên động cơ ô tô nghiên cứu về các vấn đề này khá là chi tiết á. Các bác lấy về tìm hiểu thêm nhé.
Tài liệu BOSCH về Hệ thống nạp khí động cơ Diesel
Tài liệu Cấu tạo ống dẫn hướng cơ cấu phân phối khí Audi
Hệ thống điều khiển điện tử trên động cơ Toyota
Cấu tạo Turbo tăng áp động cơ ô tô Audi
Để lại một bình luận