Tài liệu Nguyên lý làm việc và cấu tạo cảm biến ĐH Hưng Yên sẽ giúp ta tìm hiểu sơ lược hết về hầu hết các cảm biến sử dụng trên động cơ và ô tô. Rất phù hợp cho các bác làm đồ án hay tìm hiểu các cảm biến cho các hệ thống điều khiển động cơ.
Ô tô ngày nay được trang bị một số lượng lớn các cảm biến. Chúng được coi như là một tập hợp thống nhất của các cảm biến. Các cảm biến này biến đổi các đại lượng hoá lý thành các đại lượng điện cần thiết cho các ECU trên ô tô thực hiện việc điều khiển động cơ, điều khiển hệ thống an toàn, tiện nghi.
Cảm biến trong động cơ rất quan trọng. Do đây là phần đầu tiên tiếp cận vào bộ xử lý động cơ và ô tô. nếu như mà 1 cảm biến có vấn đề sẽ làm cho bộ điều khiển tính toán sai tình trạng vận hành dẫn đến sự hoạt động không ổn định trong động cơ hay ô tô. Nên vậy, công việc đầu tiên trongBảo dưỡng và chuẩn đoán động cơ đốt trong ô tô cũng là khảo sát về các hoạt động ổn định của cảm biến đầu tiên. Nếu nó ổn định thì mới tìm hiểu các hư hỏng khác trong động cơ.
Tín hiệu cảm biến được coi như là “Tin nhắn” cho động cơ. Để hiểu về cảm biến thì ta phải hiểu cảm biến đó đang nói gì. Cái điều đang nói của cảm biến đó chính là tín hiệu và đó là ngôn ngữ của họ.
Thông thường, trong cảm biến sẽ có 3 dạng tín hiệu chính: Tín hiệu liên tục, tín hiệu xung và tín hiệu số. Mỗi tín hiệu của cảm biến sẽ có những đặc trưng riêng và nói lên một trạng thái vận hành cụ thể của động cơ. Tài liệu Nguyên lý làm việc và cấu tạo cảm biến ĐH Hưng Yên đi rất sâu vào tìm hiểu các khái niệm và vấn đề xoay quanh các tín hiệu cảm biến như hàm truyền, độ chính xác, sai số, băng thông và độ nhạy,… các bác lấy tài liệu Nguyên lý làm việc và cấu tạo cảm biến ĐH Hưng Yên về đọc mới rõ hơn được chứ nói trên đây giống như cưỡi ngựa xem hoa là chính.
Các cảm biến vị trí bao gồm cảm biến đo khoảng cách và góc xoay, là những cảm biến phổ biến nhất trên ô tô. Chúng đều là loại không tiếp xúc và không bị mài mòn nên có tuổi thọ cao.
Cảm biến vị trí đầu tiên đó là Cảm biến vị trí bướm ga, Cảm biến vị trí bướm ga được lắp ở trên trục bướm ga . Cảm biến này đóng vai trò chuyển đổi vị trí góc mở bướm ga thành tín hiệu điện áp để gửi về ECU
Cảm biến bướm ga có một số loại: Loại công tắc (tiếp điểm), loại biến trở (còn gọi là loại tuyến tính) và loại Hall.
Hiện nay, hầu hết các cảm biến bướm ga đều sử dụng dạng Hall do đơn giản, tín hiêu nó chính xác và nó khá là bền so với 2 loại trên khi tiếp điểm và biến trở có độ chính xác giảm dần theo thời gian sử dụng đồng thời độ tin cậy không cao. Trong cảm biến vị trí bướm ga có 2 giá trị cần lưu ý:
Tài liệu Nguyên lý làm việc và cấu tạo cảm biến ĐH Hưng Yên sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, sơ đồ mạch điện và tín hiệu điều khiển của từng loại cảm biến vị trí như cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến vị trí chân ga để xác định độ mở chân ga của người lái, cảm biến góc đánh lái, cảm biến chiều cao thân xe,… Các bác lấy về đọc là hiểu hơn ấy mà.
Đây là tín hiệu có thể nói là quan trọng bậc nhất. Nếu không có tín hiệu này động cơ sẽ không có cơ sở để hoạt động được. Trong tất cả cảm biến tốc độ quan trọng nhất phải nhắc đến cảm biến tốc độ và vị trí ĐCT của trục khuỷu. Đây là cảm biến giúp xác định được thời điểm đánh lửa và tốc độ động cơ. Dựa vào tốc độ động cơ ta mới có thể xác định hàng loạt thông số điều khiển khác như điều khiển góc đánh lửa sớm, lượng phun nhiên liệu,… Đó là lý do tại sao động cơ xe máy có thể không cần cảm biến trục cam nhưng chắc chắn cần cảm biến tốc độ trục khuỷu.
Tín hiệu của cảm biến tốc độ là tín hiệu liên tục. Ta biết được số răng của bánh đà, ta biết được khoảng thời gian xác định và từ đó ta biết được tốc độ của động cơ bằng cách đếm số xung trong 1 chu kỳ. Cũng tương đối đơn giản đúng không nào.
Một cảm biến khác rất quan trọng đó là cảm biến tốc độ và vị trí trục cam động cơ. Đối với những xe không có cơ cấu điều khiển thời điểm phối khí thì có thể ta không cần cảm biến này. Nhưng nếu ta có trang bị công nghệ điều khiển thời điểm phối khí và công nghệ điều khiển độ nâng cam thì cảm biến trục cam luôn phải có. Mà hiện nay trên thị trường, hầu hết các hãng xe đều có trang bị các công nghệ trên để tối ưu quá trình nạp khí và thải khí. Trên động cơ Toyota ta cóVVT-ivà VVTL-i, đối với động cơ Honda ta có VTEC, động cơ Audi thì ta có Variocam và Variocam Plus. Trên BMW thì ta lại có Vanos và Valvetronic,…
Tài liệu Nguyên lý làm việc và cấu tạo cảm biến ĐH Hưng Yên đi rất sâu vào tìm hiểu bản chất của các loại cảm biến vị trí. Cũng như trên, cái này phải lấy tài liệu về đọc mới rõ chứ viết trên đây là cũng như cưỡi ngựa xem hoa là chính.
Một cảm biến khác cũng rất quan trọng cho hệ thống phun xăng điện tử EFI đó chính là cảm biến lưu lượng khí nạp. Đây được coi là thông số quan trọng nhất cho hệ thống phun xăng để tính toán ra lượng nhiên liệu cần thiết để phun vào ống nạp hay phun vào buồng đốt động cơ (Đối với các động cơ phun xăng trực tiếp GDI).
Còn rất nhiều các cảm biến khác được tài liệu Nguyên lý làm việc và cấu tạo cảm biến ĐH Hưng Yên giới thiệu. Cũng như Ad nói, hãy lấy về tìm hiểu thì sẽ rõ hơn không thì tiếp tục cưỡi ngựa xem hoa ahihi.
Còn 1 phần của tài liệu Nguyên lý làm việc và cấu tạo cảm biến ĐH Hưng Yên là giúp ta hiểu thêm về các cơ cấu chấp hành của động cơ. Như vòi phun trong hệ thống phun xăng và phun dầu điện tử EFI, cụm IC đánh lửa trong Hệ thống đánh lửa ô tô hoặc các bơm xăng, bơm nước làm mát (Bơm cánh gạt) sử dụng trong hệ thống làm mát và cung cấp nhiên liệu của động cơ.
Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô
Hệ thống điều khiển điện tử trên động cơ Toyota
Cấu tạo hệ thống nhiên liệu phun xăng động cơ ô tô BMW
Công nghệ BluePerformance trên động cơ ô tô BMW
Để lại một bình luận