Tài liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô sẽ giúp ta biết về chức năng của các hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô. Từ đó, giúp ta hiểu hơn được 1 ô tô có những hệ thống điều khiển sẽ ưu trội hơn như thế nào khi so với một ô tô không có được các trang bị trên.
Và tiện thể, Ad sẽ có những hệ thống được coi như là trang bị tiêu chuẩn khi bán ra. Ví dụ như ở thị trường Việt Nam thì hệ thống chống bó cứng phanh ABS là bắt buộc phải trang bị trên ô tô. Còn xét về bên thị trường Châu Mỹ hoặc Châu Âu thìhệ thống cân bằng điện tử ESP và hệ thống chống trượt là 2 hệ thống mặc định trên ô tô. Nếu thiếu thì sẽ không được cấp phép bán ra thị trường đó.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô còn có liệt kê về một số hệ thống điều khiển động cơ như hệ thống điều khiển thời điểm phối khí VVT của Audi hay các hệ thống tân tiến như động cơ thay đổi được tỷ số nén đến hệ thống chống ổn chủ động,… (Active Noise Control – Các bác muốn biết hệ thống này là gì thì cứ vào Ford hỏi xe Everest nghe Sales chém 1 mớ cho nghe ^_^).
Tài liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô chỉ có nói sơ về chức năng và cung cấp sơ về cấu tạo các hệ thống điều khiển. Còn nếu ta muốn tìm hiểu sâu về cấu tạo cũng như nguyên lý điều khiển thì các bác hãy truy cập vào các đường Link trong từ khóa đó nhé.
Trước tiên, tàu liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô sẽ liệt kê ra các hệ thống ổn định thân xe trên ô tô.
Để Ad giúp các bác phân biệt các hệ thống ổn định thân xe nhé. Để ô tô có thể di chuyển ổn định thì ta phải giữ ô tô ổn định theo 2 phương dọc và ngang.
Theo phương dọc, ta sẽ có hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hệ thống chống trượt TCS. 2 Hệ thống này sẽ lần lượt khống chế lực phanh và lực kéo sao cho bánh xe luôn nhận được 1 lực luôn nhỏ hơn hoặc bằng lực bám nhằm tránh hiện tượng mất ổn định của xe (Bánh xe trượt).
Theo phương ngang sẽ có hệ thống cân bằng điện tử ESP. BMW thì gọi hệ thống này là DSC (Dynamic Stability Control). Hệ thống này sẽ giúp duy trì sự ổn định của ô tô khi quay vòng. Việc đánh lái gắt sẽ được hệ thống này giảm thiểu và từ đó duy trì ổn định khi ô tô quay vòng.
Tiếp theo, tài liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô sẽ cùng ta đi vào tìm hiểu về các hệ thống hiện đại của hệ thống lái như hệ thống lái 4 bánh 4WS (4 Wheel Steering) hay hệ thống lái trợ lực điện điều khiển điện tử.
Nói sơ về trình tự phát triển của hệ thống lái. Ban đầu chính vì đánh lái quá khó hay quá nặng dẫn đến các nhà kỹ sư phải tìm ra một cơ cấu gì đó giúp giảm thiếu lực quay vô lăng của người lái. Chính vì thế, ta đã có hệ thống lái trợ lực cơ khí là sử dụng các cơ cấu đòn bẩy giúp việc đánh lái trở nên nhẹ nhàng hơn. Việc trang bị hệ thống trợ lực cơ khí rất phức tạp cho các xe có các chi tiết hệ thống lái lớn đồng thời hiệu quả trợ lực cũng không cao. Tiếp theo đó các nhà kỹ sư lại áp dụng áp lực thủy lực nhằm giúp giảm lực quay vô lăng và hệ thống lái trợ lực thủy lực ra đời, hệ thống trợ lực này đã dần thay thế hoàn toàn hệ thống trợ lực thủy lực. Cuối cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhất là nghành điều khiển điện – điện tử. Các nhà kỹ sư đã khắc phục được nhược điểm của hệ thống trợ lực dầu đó chính là thông qua cảm biến báo về ECU, ECU sẽ quyết định mực dầu đưa vào trong hệ thống, hệ thống trợ lực trên được gọi là hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển điện tử . Lúc đó, ta đã khắc phục được tình trạng tay lái nặng khi ở vòng tua thấp và tay lái nhẹ ở vòng tua cao. Cũng theo ý tưởng đó, các kỹ sư đã thay thế cho bộ trợ lực thủy lực bằng bộ trợ lực điện. Giúp cho hệ thống lái ngày càng gọn nhẹ và càng dễ bảo trì sửa chữa.
Bên cạnh đó, tài liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô cung giúp ta tìm hiểu sơ về các hệ thống gầm còn lại như hệ thống treo chủ động và hệ thống phanh cảm ứng Sensotronic. Ad cũng liệt kê sơ về hệ thống treo chủ động, việc duy trì khoảng sáng gầm xe ở 1 giá trị không đổi giúp cho ô tô có thể đạt được những điều kiện khí động học tốt nhất thêm với việc điều chỉnh được hệ số giảm chấn của bộ giảm chấn giúp người lái cảm giác êm dịu hơn đồng thời khắc phục được những hiện tượng mất ổn định của xe (Lật, trượt bánh,…). Cụ thể như thế nào, Ad sẽ có bài viết nói về hiện tượng này.
Hệ thống phanh cảm ứng Sensotronic là hệ thống phanh của Mercedes Benz áp dụng vào những xe hơi sang trọng của họ vào năm 1900 hồi đó (h mình mới được tìm hiểu huhu). Hệ thống này sẽ tính toán điều kiện trường hợp phanh hợp lý dụa trên các thông số của cảm biến để cho ra lực phanh phù hợp chứ không phải do lực từ bàn đạp phanh của người lái. Việc phanh như vậy sẽ rất hiệu quả do ECU HT phanh sẽ tính toán và đưa ra giá trj lực phanh ở mức độ tối ưu nhất theo độ mở của bàn đạp phanh tiến hành phanh xe. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng trượt dọc hoặc trượt ngang do nhiều khi ta đạp phanh nhưng ECU phanh lại không cho phép phanh do ECU nhận thấy nếu phanh sẽ trượt.
Cuối cùng, tài liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô cũng cùng ta tìm hiểu sơ bộ về một số hệ thống điều khiển động cơ như hệ thống điều khiển thời điểm phối khí VVT, hệ thống điều khiển cầm chừng (Toyota gọi đây là hệ thống ISC). Hộp số tự động kiểu cổ điển hay hộp số tự động CVT.
Cụ thể như thế nào, các bác hãy DOWNLOAD tài liệu Cấu tạo hệ thống điều khiển ổn định trên ô tô để tìm hiểu nhé.
Tài liệu cấu tạo hệ thống điện trên xe ô tô BMW X1
Hệ thống cân bằng điện tử ESC trên ô tô
Hệ thống Dynamic Stability Control (DSC) trên BMW X5
Cấu tạo hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô Audi
Để lại một bình luận