Tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford sẽ giúp ta tìm hiểu về các thiết bị điện trang bị trong hệ thống phun dầu điện tử trang bị trên xe ô tô Ford. Từ đó, ta sẽ có cái tổng quan dể so sánh các loại động cơ phun dầu của từng hãng xe khác nhau. Cách so sánh này sẽ giúp các bác nhớ bài khá dễ và nâng cao được trình độ chẩn đoán sau này á.
Trước tiên, mặc dù khá quen thuộc với hệ thống phun dầu điện tử này rồi. Ad vẫn giới thiệu sơ cho các bác trước khi đọc tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford nhé.
Từ xưa và đến bây giờ, nghành ô tô và động cơ đốt trong nói riêng của chúng ta vẫn còn sử dụng khá phổ biến 2 loại động cơ đó là động cơ xăng và động cơ Diesel [Ta gọi chung là động cơ sử dụng khí đốt], các động cơ khí đốt sẽ có nguy cơ bị thay thế dần trong tương lai bởi động cơ lai (Động cơ Hybrid) hay động cơ thuần điện (Như các xe điện của Porsche hay Tesla). Tuy nhiên, đối với 1 nước đang phát triển và cơm nhiều khi ăn chưa no mình chúng mình thì kỷ nguyên đó còn lâu lắm. Nên tìm hiểu 2 động cơ xăng và Diesel trước để kiếm cơm thui. Cái đó từ từ cập nhật hihi.
Hệ thống phun xăng rất khác so với hệ thống phun dầu trên động cơ Diesel. Như ta đã tìm hiểu ở môn học Lý thuyết động cơ đốt trong. Động cơ phun xăng được coi như là động cơ cháy cưỡng bức nghĩa là sử dụng một nguồn nhiệt bên ngoài để mồi lửa (Ta gọi đây là cơ chế cháy đồng nhất) thì động cơ Diesel hoàn toàn khác. Động cơ Diesel cháy ngay từ khi nhiên liệu bắt đầu hòa trộn với Oxy trong khí nạp để hiểu hơn về quá trình cháy các bác có thể truy cập tại ĐÂY. Chính vì vậy, áp suất cuối quá trình nén của nhiên liệu chuẩn bị phun là rất cao. Để đạt được điều đó thì chắc hẳn cấu tạo cũng như tính năng của các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu phun dầu phải khác với phun xăng. Ad có soạn 2 đào tạo phun xăng + Phun dầu của hãng BMW. Đọc rất là hay, các bác lấy về tìm hiểu ở 2 link phía dưới.
Ad sẽ sơ lược về hệ thống phun dầu điện tử nhé. Thay như hồi trước động cơ phun dầu sẽ điều chỉnh lượng phun nhiên liệu bằng các chi tiết cơ khí như bộ vượt tốc hay các chi tiết đặc trưng trong cấu tạo của bơm cao áp (Thường là sử dụng bơm cao áp PE và bơm cao áp VE. Việc sử dụng bộ điều khiển động cơ đã mang lại rất nhiều ưu điểm cho hệ thống phun dầu điện tử so với hệ thống phun dầu truyền thống như. Việc điều khiển bởi bộ điều khiển được thực hiện hầu như tức thời và nó thích ứng với từng chế độ tải cũng như điều kiện vận hành của động cơ nên chắc hẳn là sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn và hiệu quả quá trình cháy cũng sẽ cao hơn, ít bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng hơn rất nhiều so với hệ thống phun dầu truyền thống (Do hệ thống phun dầu điện tử chỉ toàn là thay mới, thiết bị điện mà hư thì sửa gì quá lắm là chi tiết bơm cao áp cần cân chỉnh thui).
Rõ ràng, hệ thống phun dầu diện tử mang lại rất nhiều ưu điểm, các bác hãy cùng Ad di sâu vào tìm hiểu nhé.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford sẽ giới thiệu với ta 4 phần. Tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford không có đi sâu vào phân tích nguyên lý hoạt động và điều khiển của hệ thống phun dầu điều khiển điện tử. Ta có thể tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống TẠI ĐÂY.
Phần đầu tiên của tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford sẽ giúp ta tìm hiểu về các cảm biến đang sử dụng trên động cơ phun dầu của Ford. Trên lý thuyết, thì tất cả các hệ thống phun dầu điện tử trên ô tô đều phải có các cảm biến cơ bản như là cảm biến đo lưu lượng khí nạp hay cảm biến nhiệt độ động cơ,… Thế nhưng, việc sử dụng bao nhiêu cảm biến và vị trí lắp đặt cũng như tín hiệu sẽ quyết định được hiệu quả hoạt động của hệ thống phun dầu điện tử. Không thể nào 1 động cơ phun dầu điện tử của Toyota lại giống với 1 hệ thống phun dầu điện tử của Ford được. Sự khác nhau sẽ nằm ở số lượng và chất lượng tín hiệu đầu vào, tín hiệu điều khiển, tín hiệu phản hồi và tín hiệu điều chỉnh,… Các bác đọc và so sánh các động cơ với nhau thì sẽ rõ.
Tiếp theo tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford sẽ đi vào tìm hiểu các thiết bị chấp hành trên động cơ Ford như cấu tạo và đặc trưng của kim phun dầu cao áp. Đây được coi là chi tiết làm nên “Sức mạnh” của 1 động cơ. 1 Kim phun mà bị nhỏ giọt “Đái” thì mạnh cỡ nào nổi. Đặc trưng 1 kim phun rất quan trọng do nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự xé tơi nhiên liệu để giúp nhiên liệu hòa trộn với không khí hình thành hòa khí bốc cháy trong động cơ hoặc nếu ta có tìm hiểu về động cơ Diesel rồi, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy động cơ Diesel vẫn có sử dụng Bougie. Tất nhiên, Bugi này không phải dùng để đánh lửa, còn dùng để làm gì các bác vào Giáo trình Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng đọc lại nhé.
Bên cạnh đó, Ford nổi tiếng với cái Turbo của họ (Nổi tiếng bị xì dầu trên các dòng xe sử dụng động cơ Ecoblue BiTurbo 2.0L như Ford Everest hay Ford Ranger Wildtrak mẫu 2018). Turbo này của Ford thì không lỗi nhé ^_^ và vơi lại công nghệ Turbocharger hiện nay được coi là công nghệ tiêu chuẩn trên các dòng xe Diesel rồi. Động cơ Biturbo của Ford nói là sử dụng Turbo hiệu năng cao có khả năng quay đến hình như 200.000 vòng/phút gì đó. Do nén với áp suất cao quá thì nhiều khi vật liệu họ chịu không nổi nên mới hay xì nhớt ở đầu ống nạp hay chỗ Turbo [Ad đoán vậy thôi nha, mấy bác Ford đừng ném đá Ad].
Cuối cùng, tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford sẽ giúp ta tìm hiểu về bộ điều khiển phun dầu ECM. Bộ này rất là quan trọng do nó là cơ quan đầu não của ” Tổ chức”. Nó sẽ quyết định lượng phun nhiên liệu bao nhiêu là phù hợp, khi nào phun là đúng và cần điều chỉnh phun ra sao. Nếu bộ ECM hư thì… Auto hiểu sao mà động cơ hay bị “Cà giật, cà giật”. Còn nếu hư hẳn thì chắc chắn ta tốn tiền hihi.
Nói chung thì, các bác DOWNLOAD tài liệu Cấu tạo hệ thống phun dầu động cơ Diesel xe ô tô Ford về tìm hiểu đi nhén.
Cấu tạo động cơ Diesel 6.7L trang bị trên ô tô F150 Ford
Công nghệ BluePerformance trên động cơ ô tô BMW
Hệ thống phun dầu điện tử với ống phân phối ĐH Hưng Yên
Hệ thống phun xăng điện tử L-Jectronic, K-Jectronic, KE-Jectronic
Để lại một bình luận