Cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô cụ thể gồm nhiều bộ phận như: Ly hợp, hộp số, cầu chủ động,… để giúp ô tô đạt được Moment xoắn cần thiết để vận hành với nhiều trạng thái khác nhau.
Chính vì vậy, hệ thống truyền lực trên ô tô là hệ thống vô cùng quan trọng.
Tìm hiểu đủ sâu hệ thống này sẽ giúp môn học thiết kế hệ thống truyền lực ô tô trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Cụ thể, ta hãy vào tìm hiểu kết cấu hệ thống truyền lực ô tô cũng như cách hoạt động của nó nhé.
Tiếp theo đó, Ad sẽ giúp các bác tìm hiểu về công dụng và chức năng của hệ thống truyền lực trên ô tô. Hệ thống truyền lực trên ô tô có nhiệm vụ giúp Truyền và khuếch đại Moment xoắn từ động cơ đến Bán trục nhằm đảm bảo đạt đủ lực kéo để ô tô có thể di chuyển. Nói về hệ thống truyền lực trên ô tô ta có rất nhiều loại khác nhau. Chung quy ta sẽ phân loại thành 2 nhóm chính:
Hệ thống truyền lực là tổ hợp của nhiều bộ phận tạo thành. Mỗi một bộ phận đảm nhận vai trò và chức năng hoàn toàn khác nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của hệ thống truyền lực ô tô đó là: Truyền và khuếch đại moment xoắn từ động cơ đến ô tô thỏa mãn yêu cầu lực kéo chuyển động của ô tô. Hệ thống truyền lực gồm các cụm chi tiết cơ bản sau:
Ly hợp hoặc biến mô (thủy lực) có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt Moment từ động cơ đến đầu vào của hộp số ô tô.
Hộp số (Gearbox) là bộ phận có kết cấu phức tạp nhất trong tất cả kết cấu của hệ thống truyền lực trên ô tô có nhiệm vụ thay đổi moment từ động cơ để phù hợp với điều kiện vận hành của ô tô để đảm bảo lực kéo cần thiết.
Truyền lực chính gồm có một số chi tiết cơ bản như: Bộ vi sai, bán trục. Có nhiệm vụ khuếch đại Moment lần cuối từ đầu ra hộp số và truyền Moment xoắn đó đến các bánh xe làm ô tô di chuyển.
Ly hợp và biến mô thủy lực có nhiệm vụ cơ bản là truyền và ngắt moment từ động cơ đến trục đầu vào hộp số. Hơn thế nữa, ly hợp còn đóng vai trò là một cơ cấu an toàn cho các chi tiết của hệ thống truyền lực và ô tô khi có các tình huống xấu xảy ra.
Ly hợp có rất nhiều loại, từ ly hợp cơ khí được sử dụng phổ biến trên các hệ thống truyền lực sử dụng hộp số cơ khí (Hộp số thường) đến các ly hợp biến mô thủy lực thường được sử dụng trên các hệ thống truyền lực trang bị hộp số tự động AT thường gặp trên các ô tô du lịch hay các ly hợp điện từ trong hộp số ly hợp kép DCT,… Về từng loại ly hợp sẽ có nguyên lý hoạt động và đặc diểm kết cấu hoàn toàn khác nhau hoàn toàn, các bác có thể tham khảo thêm ở các bài viết phía trên đính kèm nhé.
Hộp số có nhiệm vụ thay đổi moment cho phù hợp với điều kiện vận hành của ô tô. Đảm bảo ô tô đủ lực kéo để vận hành trên đường.
Chính vì thế, có thể gọi kết cấu hộp số là kết cấu phức tạp nhất trong hệ thống truyền lực trên ô tô. Do đây là tổng hợp một loạt các bánh răng và các bộ phận giúp việc gài khớp được thực hiện êm tru – Điều mà rất khác ở các hộp số giảm tốc ở các máy cơ khí khác là việc thay số phải thực hiện khi ô tô đang vận hành. Nên việc đảm bảo các bánh răng ăn khớp êm tru và không tự phá hủy các chi tiết là rất quan trọng.
Hộp số ô tô hiện nay có 3 dạng là chủ yếu:
Hộp số thường (Hộp số sàn) – Việc sang số được thực hiện bởi người lái. Là hộp số cơ bản nhất được sử dụng nhiều trên ô tô tải.
Hộp số tự động có cấp – Việc sang số được thực hiện tự động bởi ECT thông qua việc cố định một trong các chi tiết của bộ truyền hành tinh trong hộp số.
Tài liệu này hơi học thuật, nếu như anh/em thấy khó hiểu có thể tìm hiểu Tài liệu đào tạo hộp số Toyota (thường và tự động). Tài liệu này giải trình tương đối đơn giản hơn khá nhiều nhé ^_^.
Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission) – Việc sang số được thực hiện tự động bởi ECT điều khiển thay đổi bán kính Pulley để thay đổi tỷ số truyền.
Sau hộp số ô tô, chi tiết có cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động phức tạp nhất trong tất cả các Cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô chính là bộ vi sai trong cụm hệ thống truyền lực chính.
Chức năng của bộ truyền lực chính là giúp tăng moment xoắn từ hộp số một lần cuối trước khi truyền đến bán trục và làm quay bánh xe giúp ô tô di chuyển. Bên cạnh đó, Truyền lực chính còn có vai trò giúp ổn định động học quay vòng của các bánh xe khi ô tô vào đường vòng nhờ cụm chi tiết vi sai. Các bác cùng Ad tìm hiểu sơ qua nhén.
Cấu tạo chính của bộ truyền lực chính gồm:
Bộ truyền Cardan (Đối với ô tô cầu sau chủ động RWD) và bánh răng quả dứa – vành chậu: Bộ truyền này giúp khuếch đại moment xoắn và đưa đến bán trục giúp làm quay bánh xe ô tô. Cấu tạo của bộ truyền này cũng khá đơn giản là các chi tiết bánh răng ăn khớp với nhau thôi nên các bác lấy Tài liệu Cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô về tìm hiểu thêm nhén.
Bộ truyền vi sai: Bộ truyền vi sai có nhiệm vụ giúp giữ ổn định tốc độ của các bánh xe để đảm bảo động học quay vòng khi ô tô quay vòng. Khi đi thẳng, Bộ truyền vi sai chỉ đơn thuần đóng vai trò truyền chuyển động đến bán trục ô tô và làm quay bánh xe.Nhưng khi ô tô tiến hành quay vòng, các bánh răng hành tinh trong bộ truyền vi sai sẽ hoạt động và thay đổi tốc độ của 2 bánh chủ động tương ứng để đảm bảo được ổn định của động học quay vòng giúp bánh xe không bị trượt và từ đó tăng được ổn định trên ô tô và giúp bánh xe có độ bền lâu hơn.
Ad có soạn về bộ truyền vi sai này ở 1 bài viết khác chi tiết hơn, các bác có thể tham khảo thêm bài viết đó nhé.
Bán trục ô tô: Đây là cụm chi tiết cuối cùng của Hệ thống truyền lực trên ô tô. Giúp truyền chuyển động đến bánh xe ô tô và giúp ô tô di chuyển. Bên cạnh đó, bán trục ô tô còn có thể làm bệ đỡ cho các chi tiết trên hệ thống truyền lực trên ô tô. Các bác lấy Tài liệu Cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô về tìm hiểu thêm.
Cụ thể như thế nào anh/em hãy DOWNLOAD về tìm hiểu nhé.
(Tài liệu hơi nặng do có các Video mô phỏng mà Ad sưu tầm được nữa đó ^_^)
Kết cấu động cơ đốt trong ĐH bách Khoa TPHCM
Tài liệu thuyết trình hộp số tự động AT ô tô
Thiết kế vàtính toán ly hợp ô tô
Mô phỏng các hệ thống gầm trên ô tô
Tài liệu trên là được sưu tầm trên mạng, nên Tailieuoto.vn sẽ không chịu trách nhiệm về vấn đề bản quyền và chỉ phục vụ cho công tác học tập. Chúc A/E ngày một càng tiến bộ nhé ^_^.
Huy Ngo viết
em xin password ạ