Tài liệu kết cấu hệ thống phát lực động cơ đốt trong là do Ad tổng hợp lại từ 2 nguồn tài liệu chính là: Sách chuyên nghành kỹ thuật ô tô & xe máy hiện đại với các giáo trình kết cấu hệ thống phát lực động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, Ad có lược bỏ bớt 1 số chi tiết không quan trọng. Nhưng cũng khá nhiều, nhằm tạo điều kiện cho các bác kỹ thuật viên dễ dàng ôn tập hay cho các bạn sinh viên năm nhất dễ dàng tiếp cận hay cho sinh viên năm cuối (Như Ad ^_^) có cơ hội ôn tập lại kiến thức nên Ad đã soạn ra.
Các bạn sinh viên có thể lấy nó làm tài liệu để làm thuyết trình về đề tài kết cấu hệ thống phát lực động cơ đốt trong. Do Ad tổng hợp từ các nguồn tài liệu chính thống nên có thể sẽ phù hợp với chương trình học của Anh/em.
Nhóm chi tiết Piston có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc tạo ra công cho động cơ hoạt động. Do đây là các chi tiết két hợp với Xylanh và nắp máy trong hệ thống cố định tạo thành buồng cháy để đốt cháy hòa khí sinh công cho động cơ.
Do đây là nhóm các chi tiết liên quan trực tiếp đến khả năng sinh công của động cơ nên yêu cầu đối với chi tiết này có thể là khắc khe và phức tạp nhất trong tất cả chi tiết cấu tạo nên hệ thống phát lực động cơ đốt trong.
Năng lượng hay công sinh ra sẽ được truyền đến cụm chi tiết Piston, thông qua thanh truyền (Tay dên) sẽ biến đổi chuyển động tịnh tiến của chi tiết nhóm Piston thành chuyển động quay cho trục khuỷu, thông qua bánh đà để duy trì sự ổn định quay của động cơ rồi truyền đến đầu sơ cấp của hộp số.
Ta có thể thấy được, cấu tạo các chi tiết trong nhóm Piston – Thanh truyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu hệ thống phát lực động cơ đốt trong. Do nó quyết định lực truyền xuống trục khuỷu là bao nhiêu (Thông qua cơ cấu chuyển động song phẳng). Và đây cũng là các chi tiết “mong manh dễ vỡ” nhất khi gặp phải hiện tượng thủy kích (Nước vào động cơ).
Nếu các chi tiết của nhóm Piston – Thanh truyền truyền lực xuống cho Trục khuỷu. Thì nhiệm vụ của trục khuỷu là biến chuyển động tịnh tiến đó thành chuyển động quay cho động cơ.
Chính vì các chi tiết trên trục khuỷu không chuyển động ổn định tương đối với nhau (Má khuỷu, chốt khuỷu,…) nên việc tính toán cân bằng động cho trục khuỷu là vô cùng quan trọng. Cũng như mâm và bánh xe, trục khuỷu cũng phải được cân bằng động. Tại đây, trục khuỷu sẽ sử dụng các đối trọng để thay đổi quán tính ly tâm của các vật. Ta hãy vào tài liệu đọc sơ lược nhé ^_^ do phần này nằm bên thiết kế là chính.
Đây là tài liệu được soạn lần đầu của Ad. Có thể có khá nhiều sai phạm và thiếu sót. Nếu phát hiện có nội dung nào cần bổ sung hay không hợp lý. Hãy liên hệ Ad để Ad sử cho chuẩn nhé ^_^. Ad rất cám ơn mọi người đã đọc bài viết này của Ad nè.
Sách chuyên nghành kỹ thuật ô tô & xe máy hiện đại
Giáo trình kết cấu động cơ đốt trong ĐH Bách Khoa TPHCM.
Mô phỏng cấu tạo động cơ đốt trong
Kết cấu ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai
Đào tạo Xe Audi A6 và A8 sử dụng động cơ Hybrid
Tài liệu về động cơ sử dụng trên BMW I8
Để lại một bình luận