Tài liệu Khảo sát hệ thống làm mát trên động cơ Huyndai D6AC sẽ giúp ta hiểu cơ bản về trình tự thiết kế cũng như quy trình tính toán hệ thống làm mát động cơ Huyndai D6AC. Từ đó, ta có thể hiểu rõ hơn về hệ thống làm mát. Đây là điều vô cùng tốt do sẽ giúp ta dễ dàng trong việc tìm hiểu các môn học như bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát trên động cơ.
Để tìm hiểu kỹ hơn về kết cấu và nguyên lý làm việc của các loại hệ thống làm mát đang sử dụng trên ô tô hiện nay, các bác có thể vào bài viết dưới để tìm hiểu nhé.
Trước tiên, tài liệu khảo sát hệ thống làm mát trên động cơ Huyndai D6AC sẽ phân tích sơ lược về các hệ thống trên ô tô như Hệ thống phát lực, hệ thống phối khí,… giúp ta nắm tổng quan về các hệ thống được trang bị trên động cơ Huyndai D6AC. Ví dụ như đối với hệ thống phát lực, tài liệu khảo sát hệ thống làm mát trên động cơ Huyndai D6AC phân tích khá rõ các chi tiết cấu tạo của hệ thống như trục khuỷu. Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất, cường độ làm việc lớn nhất của động cơ đốt trong. Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng trên piston truyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu để đưa công suất ra ngoài (dẫn động các máy công tác khác) Trạng thái làm việc của trục khuỷu là rất nặng. Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính (quán tính chuyển động tịnh tiến và quán tính chuyển động quay) những lực này có trị số rất lớn thay đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính chất va đập rất mạnh.
Và Cơ cấu phối khí kiểu một trục cam đặt ở thân máy, có đũa đẩy và cò mổ. Bộ dẫn động dây đai truyền chuyển động từ bánh đai trục khuỷu qua dây đai lên bánh đai trục cam. Kết hợp với bánh đai của bơm nước để làm cơ cấu căng đai. Khi tháo lắp dây đai phải chú ý dấu trên bánh đai phải trùng với dấu của hộp bảo vệ đai.
Trục cam có năm cổ trục lắp thẳng vào ổ đỡ trên nắp máy .Đầu trục cam có lắp bánh đai để dẫn động trục cam.
Sau đó, Tài liệu Khảo sát hệ thống làm mát trên động cơ Huyndai D6AC sẽ giúp ta phân tích sơ lược về các hệ thống làm mát trên động cơ hiện nay như:
Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi: Hệ thống làm mát bằng nước kiểu bốc hơi là loại đơn giản nhất. Hệ thống này không cần bơm, quạt. Bộ phận chứa nước gồm hai phần: Khoang nước bao quanh thành xylanh, khoang nắp xylanh và thùng chứa nước bốc hơi ở phía trên. Khi động cơ làm việc, nước nhận nhiệt của thành buồng cháy sẽ sôi tạo thành bọt nước, nổi lên mặt thoáng của thùng chứa để bốc hơi ra ngoài khí trời.
Hệ thống làm mát kiểu đối lưu tự nhiên: Trong hệ thống làm mát kiểu đối lưu tự nhiên, nước lưu động tuần hoàn nhờ chênh lệch áp lực giữa hai cột nước nóng và lạnh. Trong hệ thống làm mát đối lưu tự nhiên, nước lưu động tuần hoàn nhờ chênh áp lực của hai cột nước nóng và nước nguội, mà không cần bơm. Cột nước nóng trong động cơ và cột nước nguội trong thùng chứa hoặc trong két nước.
Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức: Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức để khắc phục nhược điểm trong hệ thống làm mát kiểu đối lưu. Trong hệ thống này, nước lưu động không phải do hiện tượng đối lưu tự nhiên mà do sức đẩy của cột nước do bơm nước tạo ra.
Sau đó, Tài liệu Khảo sát hệ thống làm mát trên động cơ Huyndai D6AC sẽ phân tích về đặc trưng của hệ thống làm mát sử dụng trên động cơ Huyndai D6AC.
Để tính toán và thiết kế hệ thống làm mát, trước tiên ta phải tính toán nhiệt sử dụng trên động cơ đốt trong. Đây là phần vô cùng quan trọng. Do việc tính toán nhiệt sai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả quá trình tính toán của hệ thống làm mát hay bất kỳ 1 hệ thống nào khác. Do động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên tắc nhiệt động lực học. Chính vì vậy, các bác cũng nên nghiên cứu 1 ít về tính toán nhiệt trước khi vào thiết kế hệ thống làm mát động cơ Huyndai D6AC.
Tài liệu Khảo sát hệ thống làm mát trên động cơ Huyndai D6AC phân tích khá là chi tiết về quy trình tính toán lẫn kết cấu đặc trưng của hệ thống làm mát trên động cơ Huyndai D6AC. Các bác lấy về tìm hiểu nhé.
Bài giảng tính toán thiết kế động cơ đốt trong
Thiết kế hệ thống nhiên liệu động cơ 2KD-FVT trên Toyota Hiace
Kết cấu động cơ đốt trong ĐH bách Khoa TPHCM
Để lại một bình luận